Phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều Nguyễn Du


Đề bài: Cảnh ngày xuân là đoạn trích thể hiện được tài năng miêu tả bậc thầy của tác giả Nguyễn Du, thông qua đoạn trích, người đọc cảm nhận chân thực bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những hình ảnh  sinh động về chuyến đi chơi mùa xuân của chị em Thúy Kiều. Em hãy phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều Nguyễn Du 

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và đoạn trích, khái quát nội dung: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Ở đoạn thơ này ta sẽ bắt gặp một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp

2. Thân bài

  • Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân: Hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng, thảm cỏ xanh mượt mà điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng
  • Khung cảnh lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh Minh: Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả đã gợi nhắc về truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Đó là lễ tảo mộ tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, người thân đã khuất
  • Cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về: Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ gợi sắc thái cảnh vật mà còn là tâm trạng bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm nỗi buồn man mác
>> Xem thêm:  Đề 38: Cảm nhận văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

3. Kết bài

 Ý nghĩa của đoạn trích: Kết cấu hợp lí theo trình tự không gian và thời gian của cuộc du xuân đã giúp cho bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, lễ hội mùa xuân được khắc họa rõ nét.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được trích trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Ở đoạn thơ này ta sẽ bắt gặp một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp, một cuộc du xuân và lễ hội trong mùa xuân nô nức đông vui của các “nam thanh nữ tú”. Đoạn thơ thể hiện được cái tài trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của thiên tài văn học Nguyễn Du.

Bốn câu thơ đầu đã gợi tả nên một khung cảnh thiên nhiên với những vẻ đẹp riêng của mùa xuân:

“Ngày xuân con én đưa thoi…

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng, thảm cỏ xanh mượt mà điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng, cho thấy sự hài hòa tuyệt diệu của màu sắc, gợi lên vẻ đẹp tinh khôi, khoáng đạt, trong trẻo, rất nhẹ nhàng, thanh khiết và tràn trề sức sống. Cảnh vật dường như có hồn và sinh động hơn bởi tác giả đã dùng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả màu sắc, đường nét và cái hồn của cảnh vật “đưa thoi”, “ xanh rợn”, “trắng điểm”… Tám câu thơ tiếp theo là khung cảnh của lễ hội mùa xuân trong tiết Thanh Minh:

>> Xem thêm:  Lớp em tổ chức một buổi thảo luận về chuyên đề "Hạnh phúc". Em hãy viết bài văn thể hiện quan niệm về hạnh phúc của thế hệ trẻ ngày hôm nay

“Thanh Minh trong tiết tháng ba…

Thỏi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

phan tich doan tho canh ngay xuan trich truyen kieu nguyen du - Phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều Nguyễn Du
Phân tích đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều Nguyễn Du

Tác giả đã đưa vào đoạn thơ một loạt các từ láy là danh từ, động từ, tính từ để gợi lên không khí lễ hội rộn ràng, náo nhiệt và đông vui: các từ láy danh từ như “yến anh, chị em, tài tử, giai nhân”, các từ láy là động từ như “sắm sửa, dập dìu”, các từ láy là tính từ như “gần xa, nô nức”. Gợi lên hình ảnh đoàn người đi du xuân trẩy hội rất nhộn nhịp và tấp nập. Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả đã gợi nhắc về truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Đó là lễ tảo mộ tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, người thân đã khuất. Bên cạnh đó là hội đạp thanh, chơi xuân ở chốn đồng quê, những lễ hội đó là nét đẹp bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt Nam ta. Trong sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về:

“Tà tà bóng ngả về Tây…

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Khung cảnh vẫn là cái dịu dàng, nhẹ nhàng và thanh khiết của mùa xuân. Mặt trời đang ngả bóng, chiều tà bước chân người như thơ thẩn, đi qua cầu trên dòng nước uốn quanh. Không khí vui tươi, nhộn nhịp của lễ hội không còn nữa, mọi người đã ra về, khung cảnh dường như đang nhạt dần, lắng dần và cảnh vật lúc này được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ gợi sắc thái cảnh vật mà còn là tâm trạng bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm nỗi buồn man mác.

>> Xem thêm:  Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua 4 bức tranh Buồn trông

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đặc sắc của Nguyễn Du. Kết cấu hợp lí theo trình tự không gian và thời gian của cuộc du xuân đã giúp cho bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, lễ hội mùa xuân được khắc họa rõ nét. Không những thế, những từ ngữ giàu chất tạo hình, bút pháp chấm phá điểm xuyết đã tạo nên dấu ấn khó phai của bức tranh mùa xuân trong lòng độc giả.

Bài viết liên quan