Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (dàn ý và bài làm chi tiết)


Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về tác giả và tác phẩm

– Nguyễn Trung Thành là nhà văn hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên

– Tác phẩm Rừng xà nu được viết năm 1965, là tác phẩm nổi tiếng của ông trong những năm kháng chiến chống Mỹ

– Cây xà nu là hình tượng nổi bật trong tác phẩm trên.

2. Thân bài

– Giải thích thế nào là hình tượng nghệ thuật: là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của họ trong quá trính nhận thức và tái hiện cuộc sống và nó thể hiện lăng kính của người nghệ sĩ với cuộc sống.

– Rừng xà nu mang vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt

+ Xà nu mạnh mẽ bảo vệ dân làng trước những trận đại bác của giặc        

+ Xà nu sinh sôi nảy nở rất khỏe

+ Xà nu bị đại bác chặt đứt làm đôi, có những cây năm mười hôm thì chết nhưng vẫn mọc lên những cây con để tiếp tục bảo vệ dân làng

– Cây xà nu trong cuộc sống sinh hoạt và kháng chiến, oai hùng mà đau thương

+ Nhựa xà nu cháy trong bếp lửa

+ Khói xà nu xông bảng

+ Rừng xà nu che giấu cán bộ cách mạng và giúp dân làng có nơi để mài giáo mác

+ Ngọn lửa xà nu cháy trên đuốc để cụ Mết dẫn dắt dân làng nổi dậy

+ Ngọn lửa đau thương cháy trên mười ngón tay Tnú

– Sự đối xứng giữa những cây xà nu và dân làng Xô man, cứ tiếp nối để bảo vệ dân làng

+ Cụ Mết như cây xà nu cổ thụ

+ Tnú, Dít và Mai là những cây xà nu trưởng thành

+ Bé Heng là cây xà nu mới lớn

– Tổng kết về nghệ thuật: tính sử thi, hình tượng nghệ thuật và giọng điệu hào hùng

3. Kết bài: Hình tượng cây xà nu mang ý nghĩa sâu sắc và có giá trị trong tác phẩm, góp phần làm nên thành công của Nguyễn Trung Thành

phan tich rung xa nu - Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích hình tượng cây xà nu

Bài làm tham khảo

Có thể nói, thành công lớn nhất của một tác phẩm nghệ thuật là những gì mà nó để lại trong lòng người đọc. Có những tác phẩm đọc xong, gấp trang sách lại rồi ta chẳng còn nhớ gì cả nhưng cũng có những tác phẩm để lại ấn tượng mạnh mẽ bởi những chi tiết đặc sắc, những tình huống truyện độc đáo hay những hình tượng nghệ thuật điển hình, và điều đó làm nên tên tuổi của tác giả. Nói về Nguyễn Trung Thành – một nhà văn sớm kết duyên với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, bởi vậy những tác phẩm của ông luôn mang hơi thở của miền đất ấy. Một dấu ấn không thể thiếu đó là hình tượng cây xà nu,  loài cây biểu trưng cho sức sống và phẩm chất của người dân Tây Nguyên đã được nhà văn đưa vào tác phẩm cùng tên : “Rừng xà nu” một cách độc đáo và đầy sức biểu tượng ý nghĩa.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội câu nói: Rượu nặng màu trắng nhưng lại đỏ mặt mũi và làm đen danh dự

Vậy hình tượng nghệ thuật là gì? Tại sao cây xà nu lại là hình tượng nghệ thuật nổi bật và xuyên suốt tác phẩm? Vâng! Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của họ trong quá trính nhận thức và tái hiện cuộc sống và nó thể hiện lăng kính của người nghệ sĩ với cuộc sống. Qua hình tượng nghệ thuật, ta có thể tìm thấy được những tư tưởng, giá trị, thông điệp mà nhà văn đã gửi gắm trong đó. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm là trung tâm của toàn bộ câu chuyện, ẩn dụ cho hình ảnh dân làng Tây Nguyên với sức sống mạnh mẽ, ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù. Ngay từ tên nhan đề tác phẩm, ta đã thấy xuất hiện hình ảnh rừng xa nu, đó là loài cây xanh ngút ngàn, kéo dài tít tắp với sức sống căng tràn. Đặt tên cho tác phẩm như vậy, tác giả đã để lại một ấn tượng đầu tiên cho người đọc, chắc hẳn cây xà nu phải có một ý nghĩa lớn lao gì đó tác giả mới dùng chính nó để đặt tên cho tác phẩm.

Rừng xà nu mang một vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt. Làng nắm trong vùng đại bác của giặt, những cây xà nu đã đan lấy cánh tay mình vào nhau để bảo vệ, che chở cho dân làng Xô man. Đại bác cứ trút xuống ngọn đồi xà nu, những trận mưa bom bão đạn đã khiến hàng vạn cây “không có cây nào không bị thương”. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, ở chỗ vết thương nhựa thơm cứ trào ra như những dòng máu đỏ. Đau thương là thế, cũng có những cây “năm mười hôm sau thì chết”, hy sinh và chịu nhiều bom đạn đến thế nhưng rừng xà nu vẫn mạnh mẽ sinh sôi nảy nở, phóng lên rất nhanh để đón ánh nắng mặt trời.  Sức sống mãnh liệt của cây xà nu không gì có thể quật ngã được, cứ  “cạnh một cây xà nu mới ngã gục, có bốn năm cây con mọc lên, lao thẳng lên bầu trời”…và cứ như thế, rừng xà nu vẫn ngày ngày ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở và bảo vệ cho dân làng Xô man.

>> Xem thêm:  Nhà văn Pháp Gioóc-giơ Đuy-a-men (1884 - 1966) nói: “Một, ...lí giải thế giới”. Bình luận câu nói ấy dựa trên cơ sở một truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết đã học

Không chỉ có sức sống mãnh liệt mà rừng xà nu còn là máu thịt không thể thiếu trong đời sống và kháng chiến của dân làng Xô man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung. Đó là ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi góc bếp, là ánh lửa cháy bập bùng khi dân làng ngồi quây quần nghe cụ Mết kể về Tnú và cuộc kháng chiến oai hùng. Khói xà nu được đốt lên để xông bảng đen học chữ. Rừng xà nu cũng là nơi giấu cán bộ cách mạng, mội hoạt động của những người cán bộ cách mạng nơi đây đều được che chở và bao bọc dưới những cây xà nu xanh mơn mởn. Đây cũng là nơi để dân làng Xô man mài giáo, mài rựa chuẩn bị đứng lên. Có thể nói, cây xà nu cũng như một người đồng chí đồng đội gắn bó với nhân dân trong cuộc sống sinh hoạt và những năm tháng kháng chiến. Ngọn lửa xà nu còn có một ý nghĩa sâu sắc khi chính ngọn đuốc xà nu của cụ Mết đã soi sáng cho dân làng nổi dậy chiến đấu, ngọn lửa ấy đã  tiếp thêm khí thế hào hùng  và sức mạnh dân tộc cho cuộc khởi nghĩa.

Đằng sau vẻ hào hùng mạnh mẽ, là cả một trời xà nu với những kí ức đau thương. Trong cuộc chiến, vợ và con của Tnú bị bắt và hành hạ dã man, không cầm được lòng mình Tnú đã lao ra bảo vệ mẹ con Mai nhưng cuối cũng chính anh cũng bị bắt và không cứu được mẹ con Mai. Đau thương hơn, khi mười ngón tay của Tnú đã bị đốt bằng dầu xà nu, “nó quần giẻ lên mười đầu ngón tay Tnú”, “không có gì đượm bằng nhựa xà nu, lửa bắt rất nhanh” và mười ngón tay ấy đã cháy như những ngọn đuốc tẩm đầy lòng căm thù. Cây xà nu, hào hùng cũng đó mà đau thương cũng chính ở đó.

Xà nu còn là biểu tượng cho sự tiếp nối các thế hệ của người dân Tây Nguyên, phép chiếu ứng mỗi cây xà nu là một thế hệ con người. Cụ Mết như là cây xà nu cổ thụ to lớn, đầy sử thi oai hùng – người truyền lửa và giữ lửa cho dân tộc, chính cụ cũng là người lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân làng Xô man “ chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. Tnú, mai và Dít lại như những cây con trưởng thành mà “đại bác không thể giết được, chúng vươn lên rất nhanh, những vết thương của chúng chóng lành”. Tnú mồ côi từ nhỏ, lớn lên trong sự che chở nuôi nấng của dân làng Xô man. Đi rừng làm liên lạc với Mai, anh luôn thể hiện sự dũng cảm mưu trí hơn người, luôn chọn những chỗ nước xiết mà qua, xé rừng mà đi như người hùng. Học chữ thua Mai, Tnú tự đập đầu chảy máu, anh ý thức được trách nhiệm cao cả của bản thân mình. Tnú  còn là một người tuyệt đối trung thành với cách mạng, khi bị bắt anh nuốt luôn lá thư và dù có bị tra tấn cũng không khuất phục trước kẻ thù. Hơn thế, anh còn là một người chồng, người cha đầy tình nghĩa. Bi kịch của Tnú  là không cứu được mẹ con Mai và bị đốt mười ngón tay, nhưng anh đã nhanh chóng vượt qua nỗi đau ấy để tiếp tục làm cách  mạng. Cuộc đời Tnú cũng đau thương như xây xà nu phải hứng chịu biết bao là đại bác của giặc, nhưng anh cũng nhanh chóng chữa lành vết thương và vươn lên đón ánh mặt trời. Mai và Dít cũng vậy, là những cây xà nu Nguyên cứ nối tiếp nhau để chiến đấu, mãnh liệt như sức sống của cây xà nu. trưởng thành, là những con người dũng cảm gan dạ và trung thành với cách mạng. Tiếp nối thế hệ của Tnú, Mai  và Dít là bé Heng, cứ thế những con người Tây Giữa con người và rừng xà nu có một sự gắn kết chặt chẽ để cứ nhìn vào mỗi cây xà nu, ta lại nhìn thấy một thế hệ oai hùng của người dân Tây Nguyên

>> Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về câu nói: Thời gian là thứ hiếm có nhất trong các loại tài sản. Và nếu không kiểm soát được nó, chúng ta sẽ không kiểm soát được gì cả

Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt giữa tác giả và những kỉ niệm sâu sắc trong cuộc chiến đấu tại Tây Nguyên.Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, cũng chất liệu sử thi và giọng văn hào hùng,  Nguyễn Trung Thành đã gắn chặt cây xà nu với đời sống người dân Tây Nguyên, đó là một bản trường ca của lịch sử ngàn năm vang vọng.

Tóm lại, qua truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa rất thành công hình tượng cây xà nu- biểu trưng cho sức sống phẩm chất của người dân Tây Nguyên trong cuộc sống và cuộc nổi dậy lịch sử. Những đồi xà nu nối tiếp xa tít tắp đến chân trời sẽ mai mang hơi thở của sử thi Tây Nguyên vang vọng, của con người Tây Nguyên anh dũng, hào hùng.

Lê Thị Thanh Tâm

Lớp 12A1 – Trường THPT Hướng Hóa, Quảng Trị

Bài viết liên quan