Phân tích hình tượng người lái đò Sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”của Nguyễn Tuân


Đề bài: Phân tích hình tượng người lái đò Sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”của Nguyễn Tuân

Bài làm

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn nổi tiếng nhất của Việt Nam thế kỉ XX. Ông là nhà nghệ sĩ tài hoa, độc đáo, giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Nguyễn Tuân đặc biệt thành công ở thể loại truyện ngắn và tùy bút với phong cách tài hoa, uyên bác từ ngữ phong phú, câu văn tạo hình, gợi cảm giác, liên tưởng độc đáo, nhạc điệu trầm bổng, làm lay động lòng người. Và đặc biệt phải kể đến là tác phẩm “Người lái đò sông Đà”. Hai hình tượng đầy chất thơ đồng hiện trong bài tùy bút là hình tượng con sông Đà và hình ảnh người lái đò, đúng là “mười phân vẹn mười”.

Tuỳ bút Người lái đò sông Đà được in trong tập tuỳ bút Sông Đà (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp,đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo. Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vỹ và tuyệt vời thơ mộng, NT còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”

>> Xem thêm:  Suy nghĩ của anh chị về câu chuyện sau: “Diễn giả Lê-Ô Bu-sca-gli-a... Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc". Theo “Phép màu nhiệm của đời” - NXB Trẻ, 2005)

Qua Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vỹ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà.Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.

Hình ảnh ông lái đò hiện lên thật oai phong. Tuy đã gần 70 tuổi, tóc đã bạc nhưng “thân hình cao to gọn quánh như chất sừng, chất mun” vẫn thích phiêu lưu mạo hiểm, rất giàu ý chí, kinh nghiệm vượt thác, long can đảm và thông minh tài trí trước sóng to gió cả. Đặc biệt tài nghệ lái đò của ông ít ai theo kịp. Ông am hiểu tường tận nghề lái đò, nhớ tỉ mỉ từng luồng nước, từng con thác hiểm trở với lũ đá ngỗ ngược bài binh bố trận đòi dìm chết thuyền ông. Theo Nguyễn Tuân “sông Đà với ông lái đò ấy như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng”

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi

Đây là cuộc tỉ thí giữa hai đô vật quá chênh lệch về sức lực và thế võ. Người lái đò chiến thắng ở sự bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm quyết tâm cao. Hàng loạt những động từ “cưỡi”, “rảo bơi”, “đè sấn”, “tránh” cho ta thấy một người lái đò thông minh, chủ động, đầy kinh nghiệm, lấn lướt con sông Đà. Vòng giao chiến cuối cùng không chỉ làm nổi bật hình ảnh người lái đò táo bạo, quyết liệt mà còn cho thấy sự điêu luyện, tài hoa của ông trong nghề nghiệp của mình. Người xưa thường ủ ấp giấc mộng anh hùng “cưỡi cơn gió mạnh, đạp đầu sóng dữ”, nhưng mấy ai thực hiện được. Ông lái đò trong ngòi bút của Nguyễn Tuân không mơ ước, khát khao điều đó mà thực sự là một anh hùng cưỡi gió, đạp sóng như câu thơ của Phan Bội Châu: “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió – Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” (Xuất dương lưu biệt). Nguyễn Tuân đã mô tả một cách hết sức sinh động, vừa trân trọng vừa yêu thương cảm phục nhân vật ông lái đò rất hiên ngang dũng cảm trong cuộc chiến đấu với những con sông, con thác đầy hung dữ hiểm nguy.

Đây là hình ảnh về một người lao động mới mang vẻ đẹp khác thường, chất chiến sĩ hòa vào trong cái tài hoa nghệ sĩ. Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới cho mình: Những con người đáng trân trọng, đáng ngợi ca, không thuộc tầng lớp thượng lưu đài các một thời vang bóng mà ở ngay trong quần chúng lao động bình thường xung quanh ta. Qua hình tượng người lái đò sông Đà, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: Người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày. Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc “chất vàng mười” trong nhân cách con người.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa và liên hệ với số phận nghèo khổ của người dân phố huyện trong Hai đứa trẻ

“Người lái đò Sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Bài viết liên quan