Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài làm
Bài thơ "Tây Tiến" là một bài thơ nổi tiếng viết về đề tài người lính trong thời kháng chiến. Tác giả Quang Dũng đã xây dựng hình ảnh người lính vô cùng gần gũi với những nét vẽ vừa thô mộc, vừa giản dị gần gũi với người đọc. Nhiều nhà văn, nhà thơ viết về hình ảnh người lính những người lính trong bài thơ "Tây Tiến" luôn có vị trí đứng nhất định trong diễn đàn thơ ca Việt Nam.
Hình ảnh người lính với vẻ ngoài không mọc tóc, vừa thể hiện chút thô mộc, vừa thể hiện một sự gần gũi giản dị nhưng không hề giảm đi sự oai hùng, kiên cường anh dũng của người lính trong cuộc hành quân nhiều gian khổ. Bằng ngòi bút tinh tế của mình nhà thơ Quang Dũng đã xây dựng một tượng đài về hình ảnh người lính, vô cùng bi tráng, một người lính anh dũng, kiên cường tồn tại bất tử với thời gian.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Người đọc từng thấy hình ảnh người lính tự do tự tại với bài thơ "Tiểu đội xe không kính" trong bài thơ "Đồng Chí" người lính toát lên với vẻ hiền lành chất phác. Những người lính ra đi từ mọi miền quê hương của tổ quốc.
Hình ảnh người lính trong bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng thể hiện sự ngang tàng, có chút phá cách, nhưng vẫn vô cùng chân thực giản dị, gần gũi với người đọc. Tác giả đã nói lên những khó khăn gian khổ mà người lính trong quá trình hành quân phải trải qua. Những người lính với vẻ ngoài có chút thô mộc nhưng lại toát lên phong thái vô cùng ung dung, oai vệ, một người lính khí phách, hiên ngang sẵn sàng hy sinh vì dân tộc tổ quốc của mình.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Trong hai câu thơ tiếp theo này nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa một hình ảnh người lính luôn anh dũng, ý chí trong đấu tranh, thể hiện rõ nét sự kiên cường của những người lính khi đối diện với khó khăn nguy hiểm. Những người lính bằng xương bằng thịt những trái tim của họ lại kiên cường cứng rắn như sắt đá. Dù như vậy họ vẫn là những con người có những ước mơ bình thường giản dị của một con người. Họ luôn mơ ước có một mái ấm gia đình, có người con gái yêu thương chân thành với mình.
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Hình ảnh "dáng kiều thơm" là một hình ảnh vô cùng đẹp của mỗi người lính. Bởi con người ai cũng mong mình có một mái ấm gia đình, một cuộc sống bình dị, chính vì mơ ước một cuộc sống như vậy mà họ đã ra đi không tiếc đời trai của mình để bảo vệ quê hương tổ quốc.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh;
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Hình ảnh người lính "gục bên súng mũ bỏ quên đời" là một hình ảnh không hề gợi lên chút đau thương bi lụy nào mà thể hiện một hình ảnh vô cùng giản dị về sự hy sinh của những người lính. Người lính nằm xuống trở về với đất mẹ thiêng liêng tựa như một giấc ngủ mà thôi.
Nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng từ ngữ vô cùng tinh tế "về đất" là cho sự hy sinh của những người lính nhẹ tựa lông hồng không hề toát lên sự đau thương lâm li nào đó. Người lính nằm xuống trở về với đất, như một giấc ngủ mà thôi sau những ngày tháng hành quân nhiều gian khổ, khó khăn nhiều vất vả. Tư thế nằm xuống của người lính cũng vô cùng đẹp thể hiện một người lính luôn yêu nước, gục bên súng mũ, ngủ một giấc ngủ ngàn thu. Những nơi mà các chiến sĩ Tây Tiến nằm xuống cũng giản dị, đồng đội tiễn đưa các anh về với đất mẹ bằng những vật chất vô cùng giản dị đơn sơ, các anh ra đi khi tuổi xuân còn đang rộng mở, khi cuộc chiến còn đang trong giai đoạn cam go quyết liệt. Sự hy sinh của các anh khiến thiên nhiên núi rừng còn ghi nhớ mãi.
Hình tượng người lính trong sáng tác bất hủ của Quang Dũng tựa như một tượng đài bất tử tồn tại mãi mãi với thời gian. Hình ảnh người lính đó đã khắc cốt ghi tâm trong lòng người đọc tạo nên một tác phẩm "Tây Tiến" có một không hai.
Bình minh