Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh


Phân tích khổ thơ 1, 2 và 2 khổ thơ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài làm

Tình yêu luôn là thứ tình cảm đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất, lãng mạn nhất trong nhân sinh hữu hạn của mỗi con người. Sự đời vật đổi sao dời, đổi thay là điều không thể tránh, chỉ có những tình cảm rung động ấy là sẽ theo ta suốt cuộc đời, lưu lại nơi trái tim ta những vì sao lấp lánh. Có lẽ cũng bởi thế mà tình yêu luôn khơi gợi trong lòng thi nhân những cảm xúc mãnh liệt, để từ đó làm nên những vần thơ sống mãi với thời gian. Ta chắc hẳn đã từng bắt gặp một Hàn Mặc Tử với tình yêu đầy thổn thức, xót xa trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, một Nguyễn Bính với tình yêu giản dị, “Chân quê”. Và đến với Xuân Quỳnh, ta như lạc vào thế giới tâm hồn của người phụ nữ tràn đầy cảm xúc trong những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Một trong những thi phẩm đặc sắc của chị chính là bài thơ “sóng”.

Đại thi hào Nga Puskin từng nói : “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Thơ Xuân Quỳnh chính là tiếng lòng của một người phụ nữ giàu trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn tha thiết trong khát vọng tình yêu và khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ “Sóng” là bông hoa được Xuân Quỳnh “hái” dọc chiến hào vào năm 1967. Đây cũng là bài thơ tình duy nhất được in trong tập thơ. Mượn hình ảnh sóng trong khổ thơ đầu và hai khổ thơ cuối, nữ sĩ đã diễn tả những cảm xúc đối lập trong tình yêu, từ đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và quan niệm tình yêu của mình
Mở đầu đoạn thơ là những trạng thái cảm xúc đầy mâu thuẫn, đối lập trong tình yêu:

  • Dữ dội và dịu êm
  • Ồn ào và lặng lẽ
>> Xem thêm:  Phân tích ý kiến cho rằng chữ Hồng chính là nhãn tự của bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh- Văn lớp 12

Những cặp tính từ đối lập “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ” đã khắc họa một quy luật bất biến: dù cho tình yêu của người phụ nữ có ồn ào, dữ dội đến đâu thì cuối cùng vẫn sẽ đổ về phía dịu êm, lặng lẽ. Đôi mắt nữ sĩ đã chạm tới phần thẳm sâu trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu để rồi tìm ra quy luật muôn đời bất biến. Điệp từ “và” xuất hiện hai lần ở giữa câu thơ đã gợi ra mối quan hệ gắn kết lẫn nhau, song hành cùng nhau của hai trạng thái tình yêu. Bản tính của sóng cũng chính là tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, đầy mãnh liệt nhưng cũng rất dịu dàng e lệ.
Hình ảnh những con sóng từ lâu vốn đã trở nên quen thuộc trong thơ ca. Ca dao khi xưa từng viết : Chiều chiều bước xuống ghe buôn Sóng bao nhiêu gợn dạ em buồn bấy nhiêu
Thế nhưng, khác với những con sóng trong ca dao xưa thường gợi về nỗi nhớ nhung sầu muộn, sóng trong thơ Xuân Quỳnh lại tràn đầy sức sống, chủ động tìm kiếm cội nguồn của mình, cội nguồn của tình yêu: Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
Mượn quy luật muôn đời của thiên nhiên, nhà thơ đã thể hiện khát vọng lớn lao, khát vọng được khám phá, được hiểu biết khi những con sóng bình yên, lặng lẽ không thể dung nạp được cái khát khao, mãnh liệt nữa rồi. Đó cũng chính là sự chủ động đầy bản lĩnh của người con gái trong thời đại mới. Quan niệm đó thật mới mẻ, táo bạo, không giống như người phụ nữ trong thời kỳ trung đại :

  • Thân em vừa trắng lại vừa tròn
  • Bảy nổi ba chìm với nước non
  • Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
  • Mà em vẫn giữ tấm lòng son
  • (Bánh trôi nước – Hồ Quỳnh Hương)

Hình tượng sóng còn gợi về những dự cảm mong manh trước tình yêu, hạnh phúc.

  • Cuộc đời tuy dài thế
  • Năm tháng vẫn qua đi
  • Như biển kia dẫu rộng
  • Mây vẫn bay về xa

Kết cấu câu “tuy- vẫn” đã diễn tả quy luật tất yếu của tự nhiên. Cuộc đời là vô cùng, vô tận nhưng sự sống con người lại chỉ là hữu hạn, nhỏ bé. Ý thức được điều đó, chính Xuân Quỳnh cũng thoáng chút lo âu trước sự trôi chảy của cuộc đời. Khổ thơ cũng ngầm ẩn chứa sự đối lập giữa cuộc đời mỏng manh tựa sương khói với không gian, thời gian rộng lớn, vô tận. Ẩn sâu trong những trăn trở, lo âu ấy lại là niềm tin vào tình yêu, khát khao được sống trọn vẹn, được cháy hết mình với tình yêu của mình.
Xuôi theo mạch nguồn cảm xúc ấy, ta bỗng thấy khát khao được hòa nhập, dâng hiến của người phụ nữ:

  • Làm sao được tan ra
  • Thành trăm con sóng nhỏ Giữa bể lớn tình yêu
  • Để ngàn năm còn vỗ

Hai chữ “làm sao” như cứa sâu vào lòng người nỗi niềm trăn trở của thi sĩ. Xuân Quỳnh khao khát được hòa mình thành trăm nghìn con sóng trên biển xanh rộng lớn. Đó là khát khao được yêu và dâng hiến hết mình cho tình yêu, cũng là khát vọng thẳm sâu như đại dương của người phụ nữ. “Biển lớn tình yêu” trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ là tình yêu rộng lớn, bao dung mà còn là tình yêu giữa con người với con người, tình yêu với ngọn núi dòng sông, với Tổ quốc tươi đẹp. Chị muốn “tan ra” không phải để biến mất mà để hòa nhập, góp một phần sức nhỏ nhoi, hữu han của mình cho cuộc đời. Nếu như ở khổ thơ đầu tiên, sóng là hình tượng để em gửi gắm những suy tư thì giờ đây, sóng và em đã trở thành một, chan chứa tình yêu với cuộc đời.

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại

Ba khổ thơ trên là tiêu biểu cho bài thơ “Sóng”, góp phần đưa bài thơ trở thành một trong những thi phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh nói riêng và thi đàn Việt Nam nói chung. Bằng hình tượng sóng đầy độc đáo, bài thơ đã thể hiện một quan niệm tình yêu đầy độc đáo, mới mẻ. Qua đó làm bật lên phong cách nghệ thuật rất riêng của nhà thơ.
Thời gian không ngừng thay đổi, những thành quách lâu đài rồi cũng sẽ lụi tàn. Thế nhưng “Sóng” cùng với Xuân Quỳnh vẫn sẽ luôn sống mãi trong lòng bạn đọc yêu thơ hôm nay và mai sau.

Bài viết liên quan