Phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa


Đời thừa là truyện ngắn xuất sắc viết về những người trí thức nghèo, đây cũng là tác phẩm thể hiện nhiều  tư tưởng nhân đạo, tuyên ngôn của Nam Cao về nghệ thuật. Anh chị hãy phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tư tưởng nhân đạo trong Đời thừa

1. Mở bài

Dẫn dắt vào vấn đề: Đời thừa là truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về đề tài người trí thức. Thông việc việc khắc họa bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ, Nam Cao không chỉ thể hiện sự xót xa, đồng cảm với những người trí thứcmà còn thể hiện được những tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.

2. Thân bài

– Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao đã rất tinh tế khi phát hiện ra tấn bi kịch tinh thần khủng khiếp của văn sĩ Hộ, cũng là bi kịch chung của rất nhiều người nghệ sĩ chân chính trong xã hội xưa.

– Tác giả đã lên án sâu sắc về xã hội phong kiến thối nát đã đầy đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơi, khát vọng cao đẹp.

– Nam Cao vẫn thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của mình thông qua việc bênh vực, trân trọng đối với giá trị tốt đẹp bên trong của những người trí thức khốn khổ ấy.

–> Hộ dù bị đẩy vào tình trạng éo le khi phải đi ngược lại với nguyên tắc sáng tác, cái tâm của một nhà văn để sáng tác những tác phẩm trống rỗng, vô nghĩa.

>> Xem thêm:  Nhớ rừng

– Nam Cao là một trong những nhà văn có ý thức mạnh mẽ về cá nhân, sự tồn tại của chủ nghĩa cá nhân.

–> Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao không chỉ đồng cảm với khát vọng được cống hiến, tận lực sáng tạo của Hộ mà còn thể hiện thái độ trân trọng đối với giá trị tốt đẹp, trân trọng với tình thương bên trong những con người ấy.

– Nam Cao thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa, nơi người nghệ sĩ có thể phát huy tận độ tài năng, sự nhiệt huyết cũng như những khả năng tiềm tàng của họ.

3. Kết bài

Nam Cao một mặt kế thừa những tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác đã đưa thêm những sáng tạo mới mẻ, sâu sắc để tạo nên cái đặc sắc, làm nên giá trị của tác phẩm.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích tư tưởng nhân đạo trong Đời thừa

Nam Cao là nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực Việt Nam, ông có sở trường viết về người nông dân, người trí thức cùng những bi kich tinh thần đau đớn, dai dẳng. Đời thừa là truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về đề tài người trí thức. Thông việc việc khắc họa bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ, Nam Cao không chỉ thể hiện sự xót xa, đồng cảm với những người trí thức có khát vọng sáng tạo cao đẹp nhưng bị chi phối bởi nhu cầu mưu sinh, cơm áo gạo tiền mà còn thể hiện được những tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc.

Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao đã rất tinh tế khi phát hiện ra tấn bi kịch tinh thần khủng khiếp của văn sĩ Hộ, cũng là bi kịch chung của rất nhiều người nghệ sĩ chân chính trong xã hội xưa. Qua tấn bi kịch ấy, tác giả đã lên án sâu sắc về xã hội phong kiến thối nát đã đầy đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơi, khát vọng cao đẹp, làm chết mòn đời sống tinh thần phong phú, lẽ sống cao đẹp của con người.

Tập trung khắc họa bi kịch tinh thần của Hộ nhưng Nam Cao nhưng Nam Cao vẫn thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của mình thông qua việc bênh vực, trân trọng đối với giá trị tốt đẹp bên trong của những người trí thức khốn khổ ấy. Hộ dù bị đẩy vào tình trạng éo le khi phải đi ngược lại với nguyên tắc sáng tác, cái tâm của một nhà văn để sáng tác những tác phẩm trống rỗng, vô nghĩa. Áp lực của cuộc sống mưu sinh, gánh nặng cơm áo gạo tiền đã làm cho Hộ trở nên bế tắc, đau khổ, thậm chí trong cơn say Hộ còn có hành động tàn nhẫn đối với vợ.

phan tich ngan gon tu tuong nhan dao sau sac moi me cua nam cao trong truyen ngan - Phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa
Phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa

Điều đáng quý ở nhân vật Hộ là dù sống trong đau đớn, bi kịch tinh thần khủng khiếp, cũng đã có những lúc Hộ muốn được giải thoát khỏi cuộc sống mưu sinh cho gia đình để toàn tâm toàn ý lo cho sự nghiệp của riêng mình nhưng đến cuối cùng Hộ vẫn không chấp nhận sự tàn nhẫn, cũng không thể vứt bỏ tình thương, trách nhiệm dành cho vợ và con. Mỗi lần vi phạm vào quan điểm, lẽ sống về tình thương, Hộ lại dằn vặt, đau khổ tự trách và tự đấu tranh với hoàn cảnh để vượt lên. Hình ảnh giọt nước mắt của Hộ cuối tác phẩm chính là biểu hiện rõ nét của tình thương bên trong người văn sĩ nghèo này.

>> Xem thêm:  Tả cô giáo - người mẹ hiền yêu quý của em - Văn mẫu lớp 2

Nam Cao là một trong những nhà văn có ý thức mạnh mẽ về cá nhân, sự tồn tại của chủ nghĩa cá nhân. Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao không chỉ đồng cảm với khát vọng được cống hiến, tận lực sáng tạo của Hộ mà còn thể hiện thái độ trân trọng đối với giá trị tốt đẹp, trân trọng với tình thương bên trong những con người ấy. Qua tấn bi kịch của nhân vật Hộ, Nam Cao thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa, nơi người nghệ sĩ có thể phát huy tận độ tài năng, sự nhiệt huyết cũng như những khả năng tiềm tàng của họ.

Đời thừa thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả của nhà văn Nam Cao, tuy nhiên để tạo ra sự độc đáo riêng biệt cho tác phẩm của mình, Nam Cao một mặt kế thừa những tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác đã đưa thêm những sáng tạo mới mẻ, sâu sắc để tạo nên cái đặc sắc, làm nên giá trị của tác phẩm.

Bài viết liên quan