Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt 


Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt 

Bài làm

Tác phẩm "Vợ nhặt" của tác giả Kim Lân được tác giả lấy nguồn cảm hứng sáng tác là những năm 1945 khi nạn đói ở nước ta đang diễn biến một cách khủng khiếp. Cuộc sống của những người dân lao động rơi vào cảnh túng quẫn khốn khổ. Nhưng cũng chính trong bối cảnh đó con người ta lại tỏa sáng những đức tính tốt đẹp, thiện lương bên trong mỗi con người.

Nhân vật bà cụ Tứ là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc khó quên trong lòng bạn đọc. Khi gấp trang sách lại hình ảnh bà cụ Tứ luôn hiện diện trong trái tim người đọc như viên ngọc sáng người tỏa sáng trong bóng chiều. Bà cụ Tứ chính là một nhân vật nghèo khổ. Một người mẹ lam lũ chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống. Bà sớm góa chồng nuôi con một mình, đời sống nhiều khó khăn, cảnh mẹ góa con côi lại sống dưới một chế độ nhiều hà khắc, nhiều tầng lớp áp bức bóc lột, nạn đói hoành hành ở khắp mọi nơi. Nhưng trong trái tim người phụ nữ nghèo khổ đó vẫn luôn chứa đựng đức tính lương thiện, bao dung biết cảm thông thương yêu những người xung quanh mình. Nhà văn Kim Lân đã lựa chọn sự xuất hiện của bà cụ Tứ vô cùng tinh tế. Bà cụ Tứ không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm, mà xuất hiện khi nhân vật Tràng dẫn vợ về nhà để ra mắt người nhà.

>> Xem thêm:  Viết bài văn ngắn chứng minh rằng: Cần phải chọn sách mà đọc

phan tich nhan vat ba cu tu trong truyen vo nhat - Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt 

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Bà cụ Tứ xuất hiện trong cảnh chiều tối tăm, khi ánh nắng chiều dần tàn. Bà cụ Tứ với dáng người đã còng, đôi mắt kèm nhèm. Bà đi từ ngoài ngõ vào nhà, nhìn từ xa bà cụ Tứ thấy có người phụ nữ trong nhà mình. Bà tưởng mình nhìn nhà hóa quốc. Nhưng khi biết chắc người phụ nữ trong nhà mình là vợ anh cu Tràng bà cụ Tứ đã có những diễn biến tâm lý thể hiện những tâm trạng của mình. Bà thương cho mình và con trai khi người ta thường dựng vợ, lấy chồng trong lúc gia cảnh khấm khá, gia đình có của ăn của để. Nhưng con trai bà lại lấy vợ trong lúc cái đói đang hoành hành khắp nơi.

Nỗi xót xa của một người mẹ thương con, nhưng rồi bà lại suy nghĩ một cách vô cùng tích cực rằng "Có gặp lúc khó khăn đói kém như bây giờ thì người ta mới lấy đến con mình". Bà cụ Tự không chỉ thương con trai mình mà thương cho cả người phụ nữ kia, người con dâu của bà. Cùng phận phụ nữ bà hiểu rằng đời người con gái quan trọng nhất là ngày theo chân về nhà chồng. Cả cuộc đời chỉ có một lần mà thôi, bình thường người ta phải có mai mối, trầu cau, sính lễ cưới hỏi đàng hoàng. Nhưng người con gái kia lại theo con trai bà về làm vợ một cách vô cùng giản dị, không có bất kỳ một sính lễ, một mâm cơm ra mắt họ hàng, không có một người thân nào bên cạnh. Nếu không vì cảnh nghèo khổ, cơ cực tới tận cùng thì con trai bà chưa chắc đã lấy được cô gái kia làm vợ.

>> Xem thêm:  Anh/ chị hãy viết bài thuyết minh về Hồ Gươm

Bà cụ Tứ thương cho người đàn bà kia nếu chẳng phải tới đường cùng cần nơi nương tựa thì người ta cũng không bao giờ lại lấy con mình như vậy. Mà có như vậy thì con mình mới có vợ. Lòng người mẹ xót xa, thê thương, đau buồn tới não nề. Một tấm lòng bao dung luôn suy nghĩ cho người khác, một người mẹ chồng tuyệt vời khi luôn đặt mình vào hoàn cảnh con dâu để thông cảm và bao dung. Nhà văn Kim Lân đã xây dựng nhân vật bà cụ Tứ với những nét vẽ vô cùng ám ảnh, gây thương nhớ trong lòng người đọc về một người mẹ với tấm lòng cao cả của mình. Cách bà ân cần khuyên can đôi trẻ khiến người đọc vô cùng nể trọng, cảm phục người phụ nữ nghèo nhưng có tấm lòng thương cảm với đôi trẻ .  Người mẹ già đã khuyên các con mình nên chăm chỉ làm ăn tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bà cụ Tứ thương cho các con của mình, nên động viên các con cố gắng làm ăn, chăm chỉ, để có thể khấm khá hơn. Dù cuộc sống nghèo khó nhưng bà luôn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Hình ảnh nồi cháo cám trong bữa ăn đầu tiên của gia đình khi có thêm dâu mới khiến người đọc nghẹn ngào thương cảm bởi cuộc sống của những con người trong chế độ cũ quá đau khổ vất vả.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn thuyết minh về cây cà phê

Nhà văn Kim Lân bằng bút pháp miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật vô cùng đặc sắc đã khiến người đọc vô cùng xúc động ấn tượng mạnh mẽ về nhân vật bà cụ Tứ. Một người phụ nữ nghèo khổ nhưng nhân hậu, bao dung. Một bà mẹ như bao bà mẹ Việt Nam khác giàu lòng thương con luôn suy nghĩ cho con của mình.
 

Bài viết liên quan