Phân tích nhân vật bà Tú trong bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương


Bà Tú là nhân vật chính được nhắc đến trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, hiện lên trong bài thơ là hình ảnh người phụ nữ tảo tần sớm hôm để chăm lo cho gia đình. Anh chị hãy phân tích nhân vật bà Tú trong bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật bà Tú

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm:  Trong sự nghiệp sáng tác củaTrần Tế Xương, độc giả không ít lần bắt gặp ông mang chính mình ra để trào lộng, chế giễu, điển hình nhất có thể kể đến bài thơ Thương vợ.

2. Thân bài

– Thông qua bài thơ Thương vợ, tác giả Tế Xương đã xây dựng lên chân dung đầy sống động về bà Tú, một người vợ hiền, mẹ tốt cả đời tần tảo, lam lũ mưu sinh vì chồng, vì con.

– Ngay phần mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra không gian lam lũ cùng công việc vất vả của bà Tú.

– “Quanh năm” mang đến ấn tượng về thời gian dài dặc, lặp đi lặp lại hết ngày này qua tháng khác, đó cũng là những tháng ngày gian khổ vì mưu sinh của bà Tú cùng công việc “buôn bán ở mom sông”.

–   “Mom sông” là không gian vô cùng đặc biệt, đó là vùng đất bồi ven sông.

–> không gian nhỏ hẹp nhưng xô bồ, bát nháo với người mua, kẻ bán, hình ảnh bươn trải của bà Tú hiện lên sao thật xót xa.

– Quanh năm buôn bán vất vả, không quản nắng mưa, dãi dầu bởi trên vai bà Tú không chỉ có gánh nặng về cơm áo gạo tiền mà còn là trách nhiệm lớn lao đối với chồng, với con.

– Tế Xương không chỉ thể hiện được tấm lòng yêu thương, đức hi sinh đầy cao cả của bà Tú mà còn là lời châm biếm sâu cay với chính bản thân mình khi thân là nam nhi nhưng lại mang đến những gánh nặng cho người vợ.

>> Xem thêm:  Trình bày cảm nghĩ về 15 câu thơ đầu trong bài thơ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

– Nối liền mạch cảm xúc của 2 câu thơ đầu của bài thơ, ở câu thơ 3, 4 tác giả Tế Xương tiếp tục phác họa lên chân dung tần tảo bà Tú bằng những hình ảnh tả thực đầy chân thực.

– Mượn hình ảnh con cò trong ca sao, tác giả Tế Xương đã có sự sáng tạo đặc biệt qua từ “thân cò”.

– Khung cảnh làm ăn đầy những lam lũ, xô bồ nhưng bà Tú chưa bao giờ chùn bước mà vẫn mạnh mẽ lặn lội nơi quãng vắng, vững vàng đứng vững chốn đò đông.

– Tuy phải bươn chải trong cuộc sống xô bồ đầy cực khổ nhưng bà Tú vẫn không một lời oán thán mà vẫn mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn để lo cho chồng, cho con “năm nắng mười mưa dám quản công”.

3. Kết bài

Hình ảnh bà Tú hiện lên trong bài thơ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ với công việc buôn bán để lo lắng chu toàn cho chồng con. Hình ảnh đó thật đẹp và đáng trân trọng biết bao. Bài thơ cũng thể hiện được cái tôi ý thức, giàu yêu thương.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích hình tượng bà Tú

Với phong cách trào phúng quen thuộc, tác giả Trần Tế Xương đã dùng ngòi bút sắc bén của mình để đả kích, trào phúng sâu cay về xã hội nửa tây nửa ta cùng những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Có thể nói Tế Xương là nhà thơ thấu tình đạt lí với cái nhìn chủ quan, tỉnh táo. Trong sự nghiệp sáng tác của ông, độc giả không ít lần bắt gặp ông mang chính mình ra để trào lộng, chế giễu, điển hình nhất có thể kể đến bài thơ Thương vợ.

Thông qua bài thơ Thương vợ, tác giả Tế Xương đã xây dựng lên chân dung đầy sống động về bà Tú, một người vợ hiền, mẹ tốt cả đời tần tảo, lam lũ mưu sinh vì chồng, vì con. Ngay phần mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra không gian lam lũ cùng công việc vất vả của bà Tú:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

phan tich nhan vat ba tu trong bai tho thuong vo cua tac gia tran te xuong - Phân tích nhân vật bà Tú trong bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương
Phân tích nhân vật bà Tú trong bài thơ Thương vợ của tác giả Trần Tế Xương

“Quanh năm” mang đến ấn tượng về thời gian dài dặc, lặp đi lặp lại hết ngày này qua tháng khác, đó cũng là những tháng ngày gian khổ vì mưu sinh của bà Tú cùng công việc “buôn bán ở mom sông”.  “Mom sông” là không gian vô cùng đặc biệt, đó là vùng đất bồi ven sông, đồng thời qua hình ảnh này, tác giả Tế Xương còn mang đến cho người đọc ấn tượng về một không gian nhỏ hẹp nhưng xô bồ, bát nháo với người mua, kẻ bán. Trong không gian ấy, hình ảnh bươn trải của bà Tú hiện lên sao thật xót xa.

Quanh năm buôn bán vất vả, không quản nắng mưa, dãi dầu bởi trên vai bà Tú không chỉ có gánh nặng về cơm áo gạo tiền mà còn là trách nhiệm lớn lao đối với chồng, với con. Trong cách nói có phần hài hước mà không kém phần cay đắng “nuôi đủ năm con với một chồng”, Tế Xương không chỉ thể hiện được tấm lòng yêu thương, đức hi sinh đầy cao cả của bà Tú mà còn là lời châm biếm sâu cay với chính bản thân mình khi thân là nam nhi nhưng lại mang đến những gánh nặng cho người vợ.

Nối liền mạch cảm xúc của 2 câu thơ đầu của bài thơ, ở câu thơ 3, 4 tác giả Tế Xương tiếp tục phác họa lên chân dung tần tảo bà Tú bằng những hình ảnh tả thực đầy chân thực:

>> Xem thêm:  Làm thế nào để cuộc sống có ý nghĩa?

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Tế Xương đã gợi ra hai không gian mang tính đối lập, đó là không gian hoang vắng, rợn ngợp của quãng vắng và cái ồn ào, chen chúc đầy thị phi khi gặp buổi đò đông. “Lặn lội”, “eo sèo” gợi ra cuộc sống vất vả, nổi trôi của bà Tú với công việc buôn bán vất vả. Mượn hình ảnh con cò trong ca sao, tác giả Tế Xương đã có sự sáng tạo đặc biệt qua từ “thân cò”. Nếu “con cò” chỉ gợi ra cái cơ cực của những người phụ nữ xưa thì “thân cò” còn gợi ra dáng vẻ mong manh,  nhỏ bé đầy lam lũ của bà Tú trong công việc mưu sinh thường ngày.

Bà Tú đẹp ở sự đam đang, tháo vát với những công việc nhà, việc chợ  để thực hiện trách nhiệm với chồng, với con. Khung cảnh làm ăn đầy những lam lũ, xô bồ nhưng bà Tú chưa bao giờ chùn bước mà vẫn mạnh mẽ lặn lội nơi quãng vắng, vững vàng đứng vững chốn đò đông.

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Tuy phải bươn chải trong cuộc sống xô bồ đầy cực khổ nhưng bà Tú vẫn không một lời oán thán mà vẫn mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn để lo cho chồng, cho con “năm nắng mười mưa dám quản công”. Bà Tú hiện lên với vẻ đẹp của sự tần tảo, hi sinh một nét đẹp điển hình của những người phụ nữ Việt Nam.

Hình ảnh bà Tú hiện lên trong bài thơ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ với công việc buôn bán để lo lắng chu toàn cho chồng con. Hình ảnh đó thật đẹp và đáng trân trọng biết bao. Bài thơ cũng thể hiện được cái tôi ý thức, giàu yêu thương.

Bài viết liên quan