Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân


Huấn Cao là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Chữ người tử tù, nhân vật nổi bật với những phẩm chất đáng quý, bản lĩnh phi thường của người anh hùng. Anh chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhân vật Huấn Cao

1. Mở bài

Giới thiệu về nhân vật Huấn Cao:  Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng lên những hoàn cảnh đầy nghịch lí, nơi cái đẹp, cái thanh cao được tỏa rạng và cũng là bối cảnh đặc sắc để tác giả truyền tải những thông điệp, quan niệm ý nghĩa về nghệ thuật, về giá trị của cái đẹp trong cuộc sống.

2. Thân bài

– Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả Nguyễn Tuân đã xây dựng lên nhân vật Huấn Cao, một con người hoàn hảo với những phẩm chất lí tưởng.

– Huấn Cao là con người văn võ toàn tài, là người anh hùng có bản bản lĩnh kiên cường, bất khuất, là người nghệ sĩ tài hoa được nhiều người ngưỡng mộ.

–  Huấn Cao là con người tài hoa  với tài năng viết chữ  đẹp nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn.

– Huấn Cao là người anh hùng có cốt cách thanh cao, bản lĩnh hơn người cùng cái hiên ngang, phi thường hiếm có.

–> Ông là người thức tỉnh trước thời thế loạn lạc, thương cho cuộc sống khổ cực, lầm than của người nông dân, Huấn Cao đã đứng lên chống lại triều đình.

– Ông luôn tỏ thái độ hiên ngang, khinh bạc trước quyền lực, ngay cả với hành động kính nể, chế độ đỗi đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình ông vẫn không mảy may quan tâm.

>> Xem thêm:  Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 8: Liên bang Nga (tiết 1)

3. Kết bài

Qua nét bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao hiện lên thật đẹp với vẻ hiên ngang, khí phách hơn người cùng nhân cách trong sáng.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhân vật Huấn Cao

Khi đánh giá về tác phẩm Chữ người tử tù, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận định đây là “một văn phẩm gần đạt đến sự hoàn mĩ”. Thông qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng lên những hoàn cảnh đầy nghịch lí, nơi cái đẹp, cái thanh cao được tỏa rạng và cũng là bối cảnh đặc sắc để tác giả truyền tải những thông điệp, quan niệm ý nghĩa về nghệ thuật, về giá trị của cái đẹp trong cuộc sống.

Bằng bút pháp lãng mạn, tác giả Nguyễn Tuân đã xây dựng lên nhân vật Huấn Cao, một con người hoàn hảo với những phẩm chất lí tưởng. Huấn Cao là con người văn võ toàn tài, là người anh hùng có bản bản lĩnh kiên cường, bất khuất, là người nghệ sĩ tài hoa được nhiều người ngưỡng mộ.

phan tich nhan vat huan cao trong tac pham chu nguoi tu tu cua nguyen tuan - Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Trước hết, với tư cách là người nho sĩ, người nghệ sĩ, Huấn Cao là con người tài hoa  với tài năng viết chữ  đẹp nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Nét chữ không chỉ là những tín hiệu về ngôn ngữ mà nó còn thể hiện được tính cách, phản ánh tâm hồn của chính người viết ra nó. Chữ của Huấn Cao vuông vức, đẹp đẽ cũng như chính cái khí phách hiên ngang, khát vọng tung hoành của người anh  hùng trong bốn bể. Chữ của Huấn Cao cũng là khao khát bao người mong mỏi có được, và đó cũng là tâm nguyện  lớn nhất của quản ngục, để xin được chữ của Huấn Cao, viên quản ngục đã mất ăn mất ngủ, bất chấp cả con đường công danh và tính mạng của bản thân để có được chữ của ông.

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

Huấn Cao là người anh hùng có cốt cách thanh cao, bản lĩnh hơn người cùng cái hiên ngang, phi thường hiếm có. Ông là người thức tỉnh trước thời thế loạn lạc, thương cho cuộc sống khổ cực, lầm than của người nông dân, Huấn Cao đã đứng lên chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa của ông thất bại, Huấn Cao bị gán tội danh loạn thần và chịu án tử. Tuy phải đối mặt với cái chết cận kề nhưng Huấn Cao chưa bao giờ tỏ ra nao núng, sợ hãi hay cầu xin được tha tội. Ông luôn tỏ thái độ hiên ngang, khinh bạc trước quyền lực, ngay cả với hành động kính nể, chế độ đỗi đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình ông vẫn không mảy may quan tâm.

Bị giam cầm nơi ngục lao, trên cổ là gong cùm nặng nề nhưng ở Huấn Cao vẫn toát lên khí phách của người chủ soái oai phong lẫm liệt. Trong mắt ông, bọn quan lại, lính áp giải chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai nên ông không để vào mắt mà vẫn hiên ngang trong mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh éo le nhất.

Huấn Cao là người cốt cách trong sáng mà đầy ngạo nghễ không chịu sống luồn cúi trước quyền lực, phú quý. Để có được chữ của ông nhiều người đã chấp nhận đánh đổi bằng rất nhiều tiền của nhưng ông vẫn không chấp nhận cho chữ “tính ông vốn khoảnh Ta không vì vàng bạc hay uy quyền mà cho chữ ai bao giờ”. Trước nay Huấn Cao chỉ cho chữ những người tri kỉ nên khi viên quản ngục bày tỏ mong muốn có được chữ của mình Huấn Cao đã không may may quan tâm.

>> Xem thêm:  Trong bài thơ "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ, giữa lối sống “ngất ngưởng" với tâm niệm "nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung" có gì mâu thuẫn không? Phân tích bài thơ để nêu rõ ý kiến của anh (chị)

Chỉ khi hiểu được tấm lòng của quản ngục, Huấn Cao mới vui vẻ nhận lời và thốt ra những lời nói đầy chân thành “Ta cảm thấy tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta đâu biết một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cap quý đến vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Cảnh cho chữ diễn ra trong một không gian đầy đặc biệt, đó không phải thư phòng sáng sủa mà lại là chốn ngục tù tối tăm toàn mùi phân gián, phân chuột. Huấn Cao cổ đeo gong, chân vướng xích đang “đậm tô từng nét trên vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung, tự tại. Dường như Huấn Cao đang dồn tất cả tài năng, tâm huyết vào từng nét chữ. Không chỉ cho chữ, Huấn Cao còn cho viên quản ngục lời khuyên chân thành, sâu sắc nhất “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩa đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.

Qua nét bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao hiện lên thật đẹp với vẻ hiên ngang, khí phách hơn người cùng nhân cách trong sáng. Thành công trong xây dựng nhân vật Huấn Cao đã góp phần to lớn trong việc làm nên giá trị của tác phẩm.

Bài viết liên quan