Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân


Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Bài làm

Tác giả Kim Lân một nhà văn luôn gắn bó với người nông dân nước ta. Ông viết không nhiều nhưng tác phẩm nào cũng gắn liền với người nông dân bất hạnh, những người nông dân yêu nước, người nông dân nghèo khổ.
Truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân viết về người nông dân lao động Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công, những người dân yêu nước trung thành với cách mạng. Truyện Làng xuyên suốt bởi nhân vật ông Hai một người dân lao động hiền lành, chất phác, luôn yêu làng của mình bằng một tình cảm vô bờ bến. Bởi trong làng có những kỉ niệm, nơi chôn rau cắt rốn của ông. Trong thời chiến tranh nên ông Hai phải đi tản cư nhưng ông vẫn luôn hướng tới quê hương của mình. Ông Hai luôn tự hào về làng Chợ Dầu của mình, bởi làng ông lúc nào cái gì cũng nhất, có loa thông tin, rồi được lát gạch đá hoa, rồi làng ông có gạo vô cùng ngon nhất vùng. Ông Hai là người sống qua hai chế độ nên ông luôn cảm thấy trân trọng những gì chế độ mới đã mang lại cho mình. Trước kia ông chỉ là người làm thuê cho địa chủ, còn trong chế độ mới ông được đi học, và làm chủ ruộng đất của mình.

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp mơ mộng và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ Mây và Sóng

Nhân vật ông Hai là người nông dân chất phác, hiền hậu, ông làm gì cũng giỏi, cũng như bao người nông dân ông Hai rất yêu làng của mình. Ngày nào ông Hai cũng hay nghe thông tin về làng Chợ Dầu của mình. Nhưng một lần ông Hai nghe tin dữ nghe khi người ta nói làng Chợ Dầu đã theo giặc, làm tay sai cho giặc nên ông Hai vô cùng đau khổ như có ai bóp ở nơi cổ họng của mình. Nghe được bản tin dữ dội đó ông Hai như người sắp chết cúi mặt đi về nhà leo lên giường nằm vật ra như người chết. Ruột gan ông như người có ai bóp mồm nghẹn đắng, thiêu đốt  trong trái tim. Ông Hai đau đớn phẫn uất ông Hai căm hận làng Chợ Dầu không biết chúng nó ăn gì mà ngu thế để, làng mình ăn gì mà sao lại theo giặc, làm tay sai. Ông Hai vô cùng giận dữ căm hờn, cảm thấy tủi hổ. Ông nghĩ rằng làng thì yêu thật nhưng nếu làng theo Tây thì ông phải thù. Ông Hai bị người chủ nhà chỗ ông đang tản cư sẽ đuổi đi không cho ở nữa, vì người chủ nhà không cho những người của làng Việt gian ở nữa. 

phan tich truyen ngan lang - Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Phân tích nhân vật ông Hai

Đó là sự lựa chọn của ông Hai trước hoàn cảnh éo le trong cuộc sống, khi ông vô cùng yêu làng của mình nhưng trước việc phải lựa chọn làng, hay con đường cách mạng hay yêu nước thì ông Hai nghiêng hẳn về phía cụ Hồ Chí Minh. Từ người vô cùng yêu làng của mình, thì nay ông Hai càng căm hận bởi tại sao lại theo Tây, vì làng Chợ Dầu nhưng hôm nay nhục nhã xấu hổ vì ông mang tiếng người làng Chợ Dầu theo Tây.

>> Xem thêm:  Tả cây mít lớp 4

Câu chuyện giữa ông Hai và cậu con trai út thể hiện rõ được quan điểm của ông trước hoàn cảnh hiện tại của cuộc sống. Nhưng rồi bản tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính làm cho ông Hai vui mừng khôn xiết, ông Hai đi từng nhà cải chính thông tin của làng mình theo Tây vô cùng vui vẻ.  Tình cảm của ông Hai dành cho làng Chợ Dầu thể hiện sự chân thành giản dị mộc mạc của một người nông dân chân chất yêu nước, nồng nàn luôn trung thành với cách mạng với con đường yêu nước.

Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân  viết về người nông dân Việt Nam luôn trung thành với cách mạng với con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Nó thể hiện một tình cảm trung thành của những người lao động, người nông dân chân chất luôn yêu nước hơn cả tính mạng của mình.

Bình Minh

Bài viết liên quan