Phân tích nhân vật Ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng


Phân tích nhân vật Ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông Lão Đánh Cá và Con Cá Vàng

Bài làm

Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người nghèo khổ, làm những công việc thấp hèn nhưng họ lại có phẩm chất cao đẹp đáng để chúng ta học tập. Ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng là một người như vậy.

Ông lão đánh cá tuy nghèo nhưng có tấm lòng rất lương thiện, cần cù chịu khó Ngày ngày không quản nắng mưa gió rét, ông vẫn cần mẫn kéo lưới để kiếm sống qua ngày. Đối với một người làm việc kéo lưới, việc bắt cá là mục tiêu của họ. Việc bắt được cá không phải là điều dễ dàng với ông lão già, nhưng khi kéo được con cá lên ông phát hiện đó là một con cá vàng, trước lời van xin của cá, ông đã thả cá vàng trở về với biển, mặc dù cả hai lần kéo lưới chỉ có bùn và rong biển. Hơn nữa, nhà ông rất nghèo, chỉ có “cái máng lợn sứt mẻ” và một “túp lều rách nát”. Ông phải kéo lười để lo từng bữa ăn, nhưng ông vẫn vui vẻ thả con cá vàng về biển. Hành động thả cá về biển của ông lão thật đáng trân trọng, ông thả cá về biển không phải lời hứa đền ơn từ con cá, mà xuất phát từ tấm lòng lương thiện cao cả trong con người ông. Thật là một tấm lòng hào hiệp, cứu giúp người khác một cách vô tư,không tính toán thiệt hơn, không màng đến ơn đáp nghĩa.

Nhưng ở đời thường lại có sự trái ngược lẫn nhau, ông lão thì có tấm lòng thanh cao như vậy, nhưng mụ vợ ông lại trái ngược hoàn toàn với ông. Khi biết được cá vàng có ý muốn giúp đỡ ông lão, mụ đã quát mắng ông, bắt ông đi tìm cá và phụ vụ theo ý đồ của mụ. Bị mụ vợ quát mắng, ông chỉ buồn tủi đi ra biển gọi cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, còn bản thân ông, ông chỉ muốn kiếm sống bằng sức lao động của chính mình. Có thể nói, ông lão có phần nhu nhược khi sống với mụ vợ tham lam độc ác, là đàn ông nhưng ông phải cam chịu và nhẫn nhục trước thái độ vô liêm sĩ của mụ vợ. Ông cũng phẫn nộ, cũng không đồng tình trước lòng tham tột đỉnh của mụ vợ nhưng ông không giám chống lại và vẫn làm theo ý của mụ. Phải chăng do con người ông quá hiền nay, hay cái ác, cái tham lam luôn lấn át cía hiền lành lương thiện. Ngay khi cứu cá vàng, nếu ông có mong muốn gì, cá vàng sẽ giúp đỡ ông thực hiện ngay mong muốn đó. Nhưng do bản chất ông không tham lam, ông không hề quan tâm tới lời hứa của cá vàng cả. Năm lần ra biển đều nhờ cá vàng giúp theo yêu cầu của mụ vợ, mặc dù bà vợ đã ngược đãi ông, chửi mắng, đánh đuổi ông, xem ông như một nô lệ. Ông yêu cầu cá vàng giúp mình, ông chỉ biết chịu đựng, không phàn nàn, không phản ứng lại trước sự bội bạc của mụ vợ. Ông là hình ảnh của người lao động trong chế độ cũ – chế độ áp bức bóc lột. Trong xã hội đó cái ác luôn thường trực và luôn đè nén, chèn ép cái thiện.

>> Xem thêm:  Kể lại một kỉ niệm sâu sắc khó quên về tình bạn

Nhìn về góc độ cố tích, ông lão là hình tượng văn học tượng trưng cho cái thiện, giàu tính nhân văn. Nhìn về góc độ thời đại, nhà văn A.Puskin muốn cảnh báo nhân dân Nga dưới chế độ Nga Hoàng: nếu cứ nhẫn nhục chịu đựng thì suốt đời bị áp bức, khổ cực. Đây là một sự cảnh báo có ý nghĩa triết lí về xã hội.

Nếu không hiểu hết ý nghĩa của truyện, người đọc có thể có một chút phê phán tính cách nhu nhược của ông lão, không biết đứng lên đấu tranh cho sự công bằng, chống lại cái ác. Nhưng đặt tình huống vào xã hội lúc bấy giờ, người ta mới có thể hiểu được những người nông dân chất phác mộc mạc bị đối xử như thế nào. Câu truyện có ý nghĩa nhân văn và nhân đạo cao cả.

Bài viết liên quan