Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Bài làm

Nguyên Ngọc từng nhận xét Nguyễn Minh Châu “là người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học” hiện nay. Tôi đã không thực sự tin vào câu nói này cho đến khi đọc được truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn cho thấy những con người sống giữa nhiều mối quan hệ phức tạp và từ đó để chúng ta tự nhận thức lại chính mình.

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Nguyễn Minh Châu sống cuộc đời với lí tưởng của một lớp người dùng ngòi bút chiến đấu và bênh vực con người trong xã hội. Khác với một Nguyễn Minh Châu chuyên viết về chân dung người lính cao quý trong chiến tranh, hòa bình lập lại, Nguyễn Minh Châu hướng ngòi bút về đời tư thế sự với hình ảnh con người trong cuộc sống đời thường qua đó tự nhận thức bản thân.  

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu “khai sinh” năm 1983 và in trong tập “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”. Tác phẩm ra đời vào một ngày tháng 8/1938 khi hòa bình đã lập lại hoàn toàn trên đất nước Việt Nam và cả nước hăng say đi theo di nguyện Bác Hồ bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và Đổi mới đất nước. Hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ bề bộn, ngoài cái đẹp cái cao cả vẫn còn có những cái bi, cái xấu, cái thâp hèn và Nguyễn Minh Châu đã viết lên tác phẩm này để làm sáng tỏ điều đó đồng thời phản ánh chân thực những vấn đề phức tạp của đời sống kể cả bi kịch và số phận con người.

>> Xem thêm:  Phân tích chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc trong Vợ chồng A Phủ

Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” là dụng ý nghệ thuật của tác giả về mối quan hệ giữa hiện thực đời sống xã hội và nghệ thuật. Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật Phùng để nhắn gửi với chính mình và những người cầm bút về việc cần hiểu đúng bản chất của hiện thực, cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc và đa diện. Nhân vật Phùng là người nghệ sĩ tài năng, say mê công việc, có trách nhiệm và biết thưởng thức cái đẹp. Thông qua hành động giúp đỡ người đàn bà hàng chài của Phùng, đã cho thấy đây là một con người nhân hậu, không chấp nhận bất công.

phan tich tac pham chiec thuyen ngoai xa cua nguyen minh chau - Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Bên cạnh việc tuyên ngôn nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã trình bày cuộc sống đầy bi kịch của con người trong xã hội hiện đại thông qua nhân vật người đàn bà hàng chài. Đây là nhân vật trung tâm có tính hình tượng, tạo dựng nên cốt truyện cũng như tính kịch khi thể hiện mối quan hệ với nhân vật khác. Đây là người đàn bà vô danh hiện thân cho cuộc sống cơ cực của người phụ nữ sau chiến tranh. Người đàn bà cũng như kiếp sống vô danh của người phụ nữ vùng biển khi không có tên, không có ngoại hình, có một gia đình nhưng gia đình gần như tan nát vì cuộc chiến với miếng cơm manh áo. Hình ảnh người đàn bà được Nguyễn Minh Châu miêu tả là trạc 40 tuổi, mặt đầy vết dỗ, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, mắt đầy mệt mỏi, mắt nhìn xuống chân, tay buông thõng… cho thấy một con người tiều tụy, như mảnh giấy mỏng nhàu nhĩ, như một nét vẽ nguệch ngoạc không được trời ưu đãi đồng thời chất chứa bất hạnh cuộc đời. Đó là một người sinh ra trong gia đình khá nhưng “dỗ mặt sau một bận lên đậu mùa”, không ai lấy, có mang với một người đàn ông rồi cuối cùng nhiều năm bị đánh, bị hành hạ “3 ngày trận nhẹ, 5 ngày trận nặng”. Nhưng sau những điều đó, người đàn bà ấy là một người phụ nữ có vẻ đẹp biết nhẫn nhịn, bao dung, vị tha và đức hi sinh cao thượng. Bị đánh đập nhưng không hề oán thán, kêu la, chạy trốn thậm chí còn xin lên bờ để bị đánh, từ chối sự giúp đỡ “đừng bắt con bỏ nó”. Khi người nghệ sĩ Phùng chứng kiến sự việc, chị ta thấy xấu hổ. Tuy khổ cực nhưng chị ta vẫn cố gắng chắt chịu những hạnh phúc nhỏ bé đời thường “vui nhất là nhìn thấy các con mình ăn no”. Thậm chí, chị ta còn có phần sắc sảo và hiểu lẽ đời khi ý thức được thiên chức của người phụ nữ. Qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu đã yêu thương và lên tiếng cảm thông cho số phận bất hạnh của con người đồng thời phát hiện và trận trọng vẻ đẹp khuất lấp của họ.

>> Xem thêm:  Nhân vật trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đều là những người con kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang đẹp riêng. Phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít để làm sáng tỏ điều đó

Ngoài ra, Nguyễn Minh Châu cũng ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam khi khắc họa buổi bình minh trên biển đầy chất bi tráng tựa “cảnh đắt trời cho”, “tuyệt mĩ và toàn bích”.

Tóm lại, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã đạt được nhiều thành công về nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo đầy nghịch lí, miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật, đa giọng điệu và rất giàu tính triết lí, con người có xu hướng tự nhân thức và hoàn thiện nhân cách… Như vậy, tác phẩm đã thành công khi thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả đó là nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc đời và vì cuộc đời mà hướng đến, thể hiện hiện thực và ca ngợi con người, đất nước. Mối quan hệ phức tạp của con người được lấy làm đường dẫn đến với kết cục tự nhận thức của người nghệ sĩ.

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có tính thời sự đó là bqjo lực gia đình và đây vẫn còn là vấn nạn mà xã hội đang cố gắng đấu tranh loại bỏ. Tác phẩm chính là bài bút chiến thanh lọc xã hội thời kì hiện đại.

Hoài Lê

Bài viết liên quan