Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài


Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Một tác phẩm hay là tác phẩm phải phản ánh đúng và trân thục hiện thực đời sống. Người tác giả có thể giúp cho đọc giả của mình có thể cảm thông, đồng cảm với các nhân vật trong tác phẩm, đồng thời có thể lên án được những tội ác, những bất công mà xã hội đang gặp phải và thể hiện được ước mơ, khao khát của nhân vật. Như vậy mới chính là một tác phẩm thành công. Tô Hoài đã làm rất tốt điều đó, trong tác phẩm vợ chồng A Phủ của mình. Một hiện thực xã hội phong kiến được phơi bầy, những khát khao sống, khát khao tự do của nhân vật được Tô Hoài sử dụng ngòi bút của mình biểu hiện một cách rõ ràng và trân thực.

Vợ chồng A Phủ được rút ra từ tập “ Tuyện Tây Bắc “ của Tô Hoài sáng tác năm 1953. KHác vớ nhà văn nhà thơ cùng thờ lúc bấy giờ như Thế Lữ, chế Lan Viên,… Tô hoài chọn cho mình một đề tài riêng về tình yêu, về con người vùng miền núi Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ phản ánh chân thực về cuộc sống của người dân miền núi Tây Bắc, vẫn đang bị chế độ phong kiến thống trị, những hủ tục vẫn đè nặng lên con người nơi đây.

Với ngòi bút chất pháp, chân thực, Tô Hoài đã thẳng thắn lên án và tố cá chế độ phong kiến đương thời. Mà những kẻ cầm đầu chính là cha con nhà thống lí Pá Tra ngang nhiên hà hiếp, áp bức dân lành. Cả Mị, cả A Phủ và nhiều người dân tộc Mèo lúc bấy giờ trở thành nạn nhân của chế độ phong kiến cầm quyền. Chúng lợi dụng chức quyền của mình để cho vay nặng lãi, với lãi cao ở trên trời, chỉ tiền lãi không, những con người nông dân nghèo khổ đã không thể trả đợc chứ đùng nói đến tiền gốc. Dù làm nụng vất vả, như trâu như ngựa cũng không thể trả nổi, mà công việc của người dân tọc mèo nơi đây cũng chỉ biết làm nương, trồng ngô,.. làm sao có thể trả được nợ cho chúng. Và gia đình Mị chính là nạn nhân của, “ Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm phải nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến khi cả hai vợ chồng già vẫn chưa trả xong nợ. Người vợ chết vẫn chưa trả xong “. Rồi Mị đành phải làm con dâu nhà thống lí để gán nợ thay cho cha mẹ. Từ ngày sống trong nhà thống lí, Mị phải làm việc như con trâu, con ngựa, ngày ngày lầm lũi “ Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi. Bây giờ Mị tưởng mình là con trâu, mình là con ngựa, con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết làm mà thôi “. Mị đã có lúc cam chịu rằng “ chờ đến ngày rũ sương ở đây thôi “. Cuộc sống Mị ở nhà thống lí bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Ở nhà thống lí, Mị chỉ biết làm việc quần quật suốt ngày. Trước kia, Mị xinh đẹp, Mị thổi sáo lá giỏi, Mị được nhiều người mê lắm. Nhưng giờ đây, Mị chẳng còn thấy bầu trời màu xanh nữa. Cuộc sống của Mị bên cái buồng tối, có cái cửa sổ bằng lòng bàn tay, cả ngày hay đêm Mị chỉ thấy mờ mờ sương sương. Đã có lần Mị định chết, Mị định ăn lá ngón, nhưng thương cha, Mị không chết nữa. Mị không phải người duy nhất trong bản Hồng Ngài này bị đối xử như trâu, như ngựa A Phủ cũng vậy. A Phủ vì làm con trai nhà thống lí bị thương mà bị bắt về phạt vạ. A Phủ bị bắt về như một con thú “ A Phủ bị bắt sống, trói gô chân lại. Vừa lúc thống lí Pa Tra tới. Chúng nó xoặc ngang cái gậy, khiêng A Phủ về ném xuống giữa nhà thống lí “. Bọn thống trị đánh A Phủ, bắt A Phủ quỳ xuống đất. Và A Phủ lại giống Mị phải ở đợ trừ nợ cho nhà thống lí. Tô hoài sử dụng ngòi bút hiện thực của mình để vẽ ra bức tranh Tây Bắc chân thực dưới thời phong kiến, khiến người đọc, người nghe cũng cảm thấy ấm ức, bất công, thương sót cho những con người nhỏ bé, phải chịu áp bức, bóc lột.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối thiên truyện số phận con người của Sô-lô-khốp: “Hai... Tổ quốc kêu gọi”

Không dừng lại ở đó, Tô Hoài đã tố cáo sự bất công trong việc trọng nam khinh nữ lúc bấy giờ. Người con trai được làm những điều mình thích, còn con gái thì không, phải làm việc nhà và nghe chồng. Mị trong ngày xuân trên đất Hồng Ngài, Mị muốn được đi ra ngoài kia xem con chim nó hót, hoa nó nở, trai gái yêu nhau thổi sáo gọi bạn. Nhưng A Sử đã không cho Mị làm điều đó “ A Sử bước lại, lắm Mị, lấy thắt lưng trói tay Mị, nó sạch cả thùng sợi đay ra trói Mị vào góc nhà, Tóc Mị xõa xuống, A SỬ quấn tóc Mị lên cột nhà “. Sự bất bình đẳng trong giới tính, bạo lực gia đình được Tô Hoài lột tả một cách chân thựt. Bên cạnh đó còn lột tả những hủ tục như bắt vợ, hút thuốc phiện, trình ma, những hủ tục đáng ra phải xóa bỏ từ lâu rồi.

Trong áp bức bóc lột, những con người nhỏ bé cũng không chịu nổi áp bức, bóc lột họ đã đứng lên đấu tranh để dành lại sự tự do cho riêng mình. Một lần chăn trâu, A Phủ làm hổ bắt mất trâu, A Phủ lại phải chịu phạt “ Pá Tra đâey A Phủ xuống chân cột, hai tay bắt ôm chặt lên. Dây mây quấn từ đầu đến vai, chỉ còn cổ và đầu là lúc lắc được “. A Phủ cứ bị trói đứng như vậy mấy ngày liền, Đêm đấy Mị xuống bếp sưởi tay, thấy A Phủ bị trói đứng, như cái xác khô. Mị tự thấy giống mình trước bị A Sử trói ở góc nhà. Và một suy nghĩ nảy ra trong đầu Mị, Mị muốn cứu A Phủ, và Mị cũng muốn cứu bản thân mình khỏi cuộc sống nô lệ này. Giọt nước mắt của A Phủ đã khiến Mị thêm động lực. Mị đã cởi trói cho A Phủ và hainguoiwf chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Nơi mà họ không được coi là con người chỉ như con vật làm việc suốt ngày.

>> Xem thêm:  Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Áp bức bất công rồi cũng sẽ bị đẩy lùi, công lí phải được trả lại. Mị và A Phủ đã trở lại là chính mình, có một cuộc sống hạnh phúc. Tô Hoài quả là một nhà văn xuất sắc khi đã xen kẽ đề tài văn thơ là cả một cuộc sống của một ngôi làng, nhưng hủ tục, bất công bị lên án. Cái tốt được chiến thắng.

Bài viết liên quan