Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân


Ca dao than thân là những lời than thở, những tâm sự thầm kín của người phụ nữ về cuộc đời và số phận. Mỗi bài ca dao đều mở ra một bức tranh tâm trạng, một số phận khác nhau. Bằng những hiểu biết của mình về ca dao than thân, em hãy phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích thân phận người phụ nữ trong ca dao than thân

1. Mở bài

Giới thiệu về bài ca dao than thân và thân người phụ nữ trong xã hội cũ: những bài ca dao than thân không chỉ là lời than thở cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà đó còn là tiếng nói phản kháng và khẳng định phẩm chất, giá trị của người phụ nữ trong xã hội cũ

2. Thân bài

  • Người phụ nữ trong xã hội cũ có thân phận bé nhỏ, rẻ rúng: Lối mòn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của họ
  • Họ bị bủa vây trong các quan niệm phong kiến hà khắc: với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ họ đâu có quyền được lựa chọn
  • Sự ý thức và phản kháng của những người phụ nữ bất hạnh: Họ mất đi quyền sống và quyền được yêu thương, chỉ còn có cuộc sống lầm lũi, chua cay
  • Người phụ nữ mong được xã hội công nhận giá trị của mình: người phụ nữ trong xã hội xưa đến cả sự bày tỏ tình yêu cũng cảm thấy tội nghiệp
>> Xem thêm:  Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười

3. Kết bài

Ý nghĩa của bài ca dao than thân: Những bài ca dao than thân đã phản ánh hiện thực thân phận khổ cực, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội cũ.

II. Bài tham khảo

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất phong phú những bài c dao. Ra đời trong xã hội cũ, những bài ca dao than thân không chỉ là lời than thở cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà đó còn là tiếng nói phản kháng và khẳng định phẩm chất, giá trị của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, dường như mất đi mọi quyền quyết định trong cuộc sống của chính mình. Lối mòn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên cuộc sống và nhân phẩm của họ. Đàn ông thì có những quyền vô lí, được phép “năm thê bảy thiếp”, nắm quyền hành trong xã hội, ngược lại người phụ nữ chỉ là cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Suốt đời làm lụng vất vả lại phải cung phụng chồng con, giữa cuộc đời tăm tối ấy họ phải cất lên tiếng nói nỗi lòng mình.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

phan tich than phan nguoi phu nu trong xa hoi cu qua mot so bai ca dao than than - Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân
Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số bài ca dao than thân

Lời ca dao ấy là tiếng nói mang đầy nỗi mặc cảm và cay đắng, những người phụ nữ tự ví mình như tấm lụa mà người ta bày bán ở chợ, giống như thân phận họ đang bày ra giữa chợ bao người mua, thân phận ấy thật bé nhỏ và đáng thương. “Thân em” thể hiện nỗi xót xa, tội nghiệp, với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ họ đâu có quyền được lựa chọn, ngay từ khi sinh ra họ đã chịu sự định đoạt của xã hội, cha mẹ gả bán.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn về lòng nhân ái hay, có sử dụng từ mượn

“Thân em như con cá rô thia

Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu”

Cuộc sống của họ không còn một lối thoát nào, cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn bề lưới giang giam cầm. Dù là hình ảnh tấm lụa đào hay con cá rô thia thì thân phận người phụ nữ đều là bé nhỏ, tầm thường, con cá rô được vùng vẫy đấy nhưng chỉ trong ao tù bị lưới bủa vây. Đó chính là tấm lưới của những tập tục, quan niệm phong kiến hà khắc, sống trong tấm lưới ấy biết bao những khát khao bị dìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản:

“Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”

Những câu ca dao mang đầy niềm ai oán, đó cũng là sự tự ý thức và phản kháng của những con người triền miên trong bất hạnh. Họ mất đi quyền sống và quyền được yêu thương, chỉ còn có cuộc sống lầm lũi, chua cay. Giống như người phụ nữ H’Mong này, họ đi lấy chồng không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, sự trói buộc đến phũ phàng:

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai”

Và người phụ nữ trong xã hội xưa đến cả sự bày tỏ tình yêu cũng cảm thấy tội nghiệp, muốn xã hội công nhận giá trị của mình nhưng vẫn đầy tự ti:

>> Xem thêm:  Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích)

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Không tin ăn thử mà xem

Ăn ồi mới biết rằng em ngọt bùi”

Những bài ca dao than thân đã phản ánh hiện thực thân phận khổ cực, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị và phẩm chất của những người phụ nữ đó.

Bài viết liên quan