Phân tích truyện Thầy bói xem voi


Phân tích truyện Thầy bói xem voi

1. Cách xem voi của năm ông thầy bói khác thường ở chỗ: dùng tay sờ voi để “xem hình thù con voi nó thế nào”. Mỗi ông lại chỉ sờ một bộ phận của con voi và cho rằng đó là toàn bộ con voi. Do đó cùng một con voi nhưng năm thầy cho ra năm “kết quả” hoàn toàn khác nhau.

Cách xem voi bằng tay đó đã dẫn đến những sai lầm trong nhận thức của các thầy về con voi. Mỗi thầy đều nói đúng về từng bộ phận của voi nhưng không thầy nào nói đúng hình thù con voi cả. Các thầy mới chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể, nhận thức sự vật một cách chủ quan, phiến diện.

2. Thái độ của các thầy khi phán về voi cũng hết sức sai lầm và đáng phê phán. Ai cũng khăng khăng cho rằng mình đúng mà không, chịu nghe ý kiến của người khác. Đó lại là một biểu hiện nữa của sự chủ quan, sai lầm trong đánh giá đối tượng. Và cuối cùng giữa năm ông thầy đạ xảy ra “xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu”.

3. Truyện trước hết phê phán năm ông thầy bói mù xem voi và phán về voi một cách chủ quan, phiến diện. Nói rộng ra, truyện nhằm phê phán những người có cách nhìn, cách đánh giá chủ quan, phiến diện, một chiều về sự vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống.

>> Xem thêm:  Truyền thuyết Hồ Gươm

Tạo tình huống truyện như thế, các tác giả dân gian cũng đồng thời chế giễu luôn cả các thầy bói và nghề bói. Tiếng cười phê phán tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng cũng hết sức sâu sắc, thấm thìa.

Bài viết liên quan