Phân tích văn bản Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi


Đề bài: Em hãy phân tích văn bản “Tiếng nói văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi 

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Đình Thi và văn bản “Tiếng nói văn nghệ”:

+ Tác giả – nhà văn Nguyễn Đình Thi là một thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do mặt trận Việt Minh thành lập.

+ Hoạt động văn nghệ của ông rất đa dạng và nổi bật, ông đã khẳng định vai trò của văn nghệ trong đời sống tinh thần của con người bằng văn bản “Tiếng nói văn nghệ”.

2. Thân bài

-Nhận định của tác giả về văn nghệ: Nguyễn Đình Thi đã nhận định rằng, văn nghệ chính là một sợi dây nối người nghệ sĩ với người đọc.

-Phân tích lời nhắn nhủ của văn nghệ:

+ Văn học nghệ thuật luôn hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nhà văn đã qua việc phân tích những câu thơ của Nguyễn Du và nhân vật trong truyện của Lép-tôn-xtôi.

+ Khẳng định văn nghệ mang đến những bài học luân lí, triết lí về cuộc đời con người cũng như đối nhân xử thế.

-Phân tích đường đi của văn nghệ:

+ Bàn về cách nhắn nhủ của văn nghệ, nhà văn đề cập tới ba phương thức tác động của văn học nghệ thuật đối với con người.

+ Là con đường tình cảm, những câu thơ đẹp, lời ca tiếng hát hay lay động lòng người khiến con người xúc động.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

-Phân tích mục đích của văn nghệ:

+ Cuối cùng là mục đích của văn nghệ, nhà văn đã dùng những lí lẽ, từ ngữ sinh động để tôn vinh khả năng kì diệu của văn học nghệ thuật.

+ Văn nghệ được bắt nguồn từ cuộc sống và nó lại quay trở lại phục vụ cho cuộc sống “văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người,… làm cho con ngươi tự xây dựng được”.

3. Kết bài

 ý nghĩa của văn bản “Tiếng nói văn nghệ”: Qua văn bản “Tiếng nói văn nghệ”, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta nghe và hiểu được những lời nhắn nhủ của văn học nghệ thuật, hiểu được ý nghĩa và giá trị của văn nghệ đối với đời sống con người.

II. Bài tham khảo

Tác giả – nhà văn Nguyễn Đình Thi là một thành viên của tổ chức Văn hóa cứu quốc do mặt trận Việt Minh thành lập. Hoạt động văn nghệ của ông rất đa dạng và nổi bật, ông đã khẳng định vai trò của văn nghệ trong đời sống tinh thần của con người bằng văn bản “Tiếng nói văn nghệ”.

Nguyễn Đình Thi đã nhận định rằng, văn nghệ chính là một sợi dây nối người nghệ sĩ với người đọc bằng những rung cảm mãnh liệt của trái tim, văn nghệ giúp đời sống tinh thần của con người ta trở nên phong phú và đẹp đẽ, tươi mới hơn. Mở đầu, tác giả viết “Tác phẩm nghệ thuật nào… mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”, đó là sự khẳng định chất liệu làm nên nghệ thuật chính là từ hiện thực khách quan đời sống. Nội dung của tác phẩm văn nghệ chẳng xa lạ mà chính là các vấn đề chủ yếu trong cuộc sống, người nghệ sĩ có thể gửi gắm vào đó tư tưởng và tấm lòng, lời nhắn nhủ của mình, “Nghệ sĩ gửi vào tác phẩm một lá thư,…góp vào đời sống xung quanh”.

>> Xem thêm:  Viết một đoạn văn diễn dịch nêu suy nghĩ của bạn về lối sống ân nghĩa và nghĩa hiệp mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua đoạn trích Lục Vân Tiên
phan tich van ban tieng noi van nghe cua nguyen dinh thi - Phân tích văn bản Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi
Phân tích văn bản Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi

Văn học nghệ thuật luôn hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nhà văn đã qua việc phân tích những câu thơ của Nguyễn Du và nhân vật trong truyện của Lép-tôn-xtôi. Bên cạnh đó, nhà văn còn khẳng định văn nghệ mang đến những bài học luân lí, triết lí về cuộc đời con người cũng như đối nhân xử thế. Để minh chứng cho luận điểm này, nhà văn đã dẫn chứng bằng hai câu thơ trong Truyện Kiều. Không chỉ có thế, mà văn nghệ còn gắn kết chúng ta với cuộc đời, mang lại những niềm vui trong cuộc sống, cho ta thêm yêu đời, lạc quan và tin yêu. Cụ thể đó chính là những câu chuyện về các chiến sĩ cách mạng cận kề cái chết vẫn lạc quan kể truyện Kiều, những người nông dân lam lũ vất vả vẫn thích hát dân ca, xem tuồng,… “Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống.

Lời gửi của văn nghệ là sự sống”. Bàn về cách nhắn nhủ của văn nghệ, nhà văn đề cập tới ba phương thức tác động của văn học nghệ thuật đối với con người. Thứ nhất là con đường tình cảm, những câu thơ đẹp, lời ca tiếng hát hay lay động lòng người khiến con người xúc động; thứ hai là khơi dậy trong con người những suy nghĩ, tư tưởng văn nghệ không khô khan mà khơi gợi, đánh thức suy nghĩ của con người; thứ ba, văn nghệ đốt lửa trong lòng con người, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có tác động nhất định đến những điểm nhạy cảm trong đời sống của con người. Cuối cùng là mục đích của văn nghệ, nhà văn đã dùng những lí lẽ, từ ngữ sinh động để tôn vinh khả năng kì diệu của văn học nghệ thuật. Văn nghệ được bắt nguồn từ cuộc sống và nó lại quay trở lại phục vụ cho cuộc sống “văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người,… làm cho con ngươi tự xây dựng được”.

>> Xem thêm:  Phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập

Như vậy, qua văn bản “Tiếng nói văn nghệ”, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho chúng ta nghe và hiểu được những lời nhắn nhủ của văn học nghệ thuật, hiểu được ý nghĩa và giá trị của văn nghệ đối với đời sống con người. Bài văn là thành công của tác giả trong việc phân tích bằng các lí lẽ, lập luận chặt chẽ và dẫn chứng sinh động giàu hình ảnh, cảm xúc.

Bài viết liên quan