Phân tích ý nghĩa nhan đề Hai đứa trẻ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam


Nhan đề “Hai đứa trẻ” được đánh giá là nhan đề ngắn gọn nhưng giàu sức gợi, không chỉ hấp dẫn người đọc mà còn góp phần truyền tải những nội dung đặc sắc, những tư tưởng nhân văn. Bằng những hiểu biết của mình, anh chị hãy phân tích ý nghĩa nhan đề Hai đứa trẻ.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhan đề Hai đứa trẻ

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, nhan đề: Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc kết tinh tài năng, tâm huyết của Thạch Lam. Nhan đề “Hai đứa trẻ” ngắn gọn, đơn giản nhưng lại chứa đựng được những ý nghĩa nội dung, tư tưởng chủ đề mà tác giả Thạch Lam gửi gắm trong tác phẩm.

2. Thân bài

– Vai trò của nhan đề với việc biểu đạt nội dung tác phẩm: Nhan đề và nội dung vốn có mối quan hệ chặt chẽ, có vai trò bổ sung và cùng làm nổi bật lên tư tưởng chủ đao của tác phẩm

– Với nhan đề “Hai đứa trẻ”, tác giả Thạch Lam đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An.

–> Xuyên suốt chiều dài của tác phẩm, Thạch Lam đã tập trung miêu tả vào những diễn biến, chuyển động tâm lí, cách nhìn thế giới và cách cảm nhận về sự ngột ngạt về phố huyện của Liên và An.

– ‘Hai” là số lượng cụ thể, danh từ “đứa trẻ” không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con.

– Nhan đề “Hai đứa trẻ” đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy.

>> Xem thêm:  Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân (dàn ý và bài làm chi tiết)

– Thạch Lam hướng đến không chỉ giới hạn trong phố huyện nghèo mà còn là hoàn cảnh chung của rất nhiều cuộc đời, số phận ngoài kia.

– Khám phá thế giới tinh thần ngây thơ, non nớt của hai đứa trẻ, Thạch Lam cũng đã thể hiện được sự xót xa, đau đớn của riêng ông về cuộc sống con người khi sống trong thế giới bóng tối vô vị không có niềm tin, hi vọng.

–  Sự ngột ngạt của phố huyện nghèo đã đánh mất đi những giấc mơ hồn nhiên của những đứa trẻ, những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên đang bị biến màu nơi phố huyện.

3. Kết bài

Nhan đề “Hai đứa trẻ” đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng chủ đạp của tác phẩm, bật lên trong tác phẩm là tấm lòng đồng cảm sâu sắc với những thân phận nghèo khổ, những kiếp sống tối tăm nơi phố huyện.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhan đề Hai đứa trẻ

Thạch Lam là cây bút đầy nội lực của Tự lực văn đoàn, đặc trưng của phong cách sáng tác của ông là chất thơ thấm đượm trong từng áng văn xuôi. Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc kết tinh tài năng, tâm huyết của Thạch Lam. Nhan đề “Hai đứa trẻ” ngắn gọn, đơn giản nhưng lại chứa đựng được những ý nghĩa nội dung, tư tưởng chủ đề mà tác giả Thạch Lam gửi gắm trong tác phẩm.

Nhan đề và nội dung vốn có mối quan hệ chặt chẽ, có vai trò bổ sung và cùng làm nổi bật lên tư tưởng chủ đao của tác phẩm, nhan đề “Hai đứa trẻ” không phải là một ngoại lệ. Trước hết, với nhan đề “Hai đứa trẻ”, tác giả Thạch Lam đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An. Xuyên suốt chiều dài của tác phẩm, Thạch Lam đã tập trung miêu tả vào những diễn biến, chuyển động tâm lí, cách nhìn thế giới và cách cảm nhận về sự ngột ngạt về phố huyện của Liên và An.

‘Hai” là số lượng cụ thể, danh từ “đứa trẻ” không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con. Nhan đề “Hai đứa trẻ” đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy, Thạch Lam đã tái hiện đầy sinh động cuộc sống tẻ nhạt, vô vị nơi phố huyện nghèo.

phan tich y nghia nhan de hai dua tre trong truyen ngan hai dua tre cua thach lam - Phân tích ý nghĩa nhan đề Hai đứa trẻ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Phân tích ý nghĩa nhan đề Hai đứa trẻ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Văn chương Thạch Lam nổi bật với phong cách khác biệt, đó là thứ văn xuôi giàu chất thơ mà theo đánh giá của Nguyễn Tuân “như cánh bướm rung khẽ trong đêm vắng”. Khi đặt nhan đề Hai đứa trẻ, có lẽ Thạch Lam đã để thế giới tâm hồn, thế giới nghệ thuật của ông trở về với cõi lòng yên ả, như ông đã để một mùi hương hoàng lan rơi trên cõi lòng thơ dại.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng nhiều bạn trẻ thích thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình bằng cách chụp ảnh tự sướng để tung lên mạng xã hội

Truyện ngắn Hai đứa trẻ không chỉ đơn thuần là kênh thông tin về câu chuyện đợi tàu của Hai đứa trẻ nói riêng, của người dân nghèo phố huyện nói chung mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn thế, đối tượng mà nhà văn Thạch Lam hướng đến không chỉ giới hạn trong phố huyện nghèo mà còn là hoàn cảnh chung của rất nhiều cuộc đời, số phận ngoài kia. Thông qua việc khai thác, khám phá thế giới tinh thần ngây thơ, non nớt của hai đứa trẻ, Thạch Lam cũng đã thể hiện được sự xót xa, đau đớn của riêng ông về cuộc sống con người khi sống trong thế giới bóng tối vô vị không có niềm tin, hi vọng.

Đối với những đứa trẻ ngây thơ, ước mơ, khát vọng của chúng là những vật chất, đó có thể là đồ chơi, tấm áo mới, phong kẹo nhưng chị em Liên và An lại có những trăn trở về khát vọng tinh thần. Dường như bóng tối, sự ngột ngạt của phố huyện nghèo đã đánh mất đi những giấc mơ hồn nhiên của những đứa trẻ, những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên đang bị biến màu nơi phố huyện. Theo dõi câu chuyện đợi tàu của Liên và An khiến độc giả không khỏi đau đớn, xót xa.

Như vậy, nhan đề “Hai đứa trẻ” đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng chủ đạp của tác phẩm, bật lên trong tác phẩm là tấm lòng đồng cảm sâu sắc với những thân phận nghèo khổ, những kiếp sống tối tăm nơi phố huyện. Tác phẩm còn thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với những tâm hồn trẻ thơ.

Bài viết liên quan