Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày


Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Bài làm

Kho tàng ca dao, dân ca của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Đó là bức tranh sinh đông phản ánh nhiều mặt đời sống của ông cha ta. Đặc biệt đó là về chủ đề lao động sản xuất của ông cha ta như bài ca dao sau:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Đối với nước Việt ta mà nói thì sản xuất chính từ trước kia đó chính là nông nghiệp. Trong nghề nông thì việc cày đồng là không thể thiếu và từ lâu nó đã trở nên quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Bài ca dao trên cũng không nhắc đến vấn đề lớn lao, xa lạ mà là một việc rất đỗi bình di, quen thuộc đói với chúng ta. Đó chính là một buổi cày đồng vào ban trưa:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Việc đồng áng là một công việc rất cực khổ với nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn lại có những yêu cầu khác nhau và thích hợp với đối tượng riêng. Tựu chung lại thì nó rất vất vả mà người nông dân phải làm. Một trong những khâu quan trọng đó chính là việc làm đất để trồng trọt và người ta sẽ cày những thửa ruộng lên. Việc cày đồng này ngoài việc sử dụng sức trâu bò để cày thì còn cần người đàn ông có sức khỏe để điều khiển. Việc cày đồng này rát tốn sức và mệt nhọc, nhất là thời điểm mà bài ca dao nhắc đến còn là vào lúc “ban trưa” thì càng cực nhọc gấp nhiều lần. tác giả dân gian không lựa chọn làm sáng hay chiều mà lại là ban trưa để nhấn mánh sự vất vả của người nông dân. Họ không chỉ làm việc sáng, chiều mà ngay cả trưa nắng nóng họ cũng phải khom lưng trên đồng. Thế mới nói người nông dân “Dầm mưa, giãi nắng” để làm việc, để kiếm sống.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về đoạn trích Chị em Thúy Kiều của tác giả Nguyễn Du

Đã là trưa lại còn là trưa hè, nắng nóng khiến cho họ càng thêm mệt nhọc. Mồ hôi vã ra và được liên tưởng đến một hình ảnh đó chính là “mưa” cho thấy họ đổ rất nhiều mồ hôi cho công việc này. Mồ hôi thấm hết vào quần áo rồi còn “thánh thót” rơi xuống những luống cày mà họ vừa xới lên. Những giọt mồ hôi đổ trên những cánh đồng để có thể làm ra hạt lúa, hạt gạo. Để rồi khi cầm trên tay bát cơm trắng thơm, có mấy ai nghĩ đến những giọt mồ hôi từng “thánh thót” rơi như “mưa ruộng cày”. Phép so sánh thể hiện sự độc đáo trong việc khắc hoa và nhấn mạnh sự cực nhọc của người nông dân.

Như một lời nhắc nhở, những người lao động đã gửi gắm tiếng lòng của mình vào câu ca dao:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần”

Câu hát “ai ơi” nghe sao tha thiết, nghẹn ngào. Đó là những tình cảm chân thật nhất, thiết tha nhất mà người lao động muốn gửi gắm đến mọi người. Đại từ phiếm chỉ “ai” không dành riêng cho một người hay một nhóm người mà là dành cho tất cả chúng ta. Mỗi chúng ta đều cần đến những bát cơm trắng thơm đấy để có thể sống, tồn tại, để có sức làm việc. Chính vì vây khi cầm trên tay những bát cơm dẻo thơm ấy hãy nhớ đến có biết bao giọt mồ hôi đã đổ xuống cánh đồng mới có được. Hãy biết trân trọng những thứ mà ta đang hưởng thụ bởi nó không tự nhiên sinh ra mà đánh đổi bởi đắng cay, vất vả của người khác mới có được.

>> Xem thêm:  Cho đề bài Kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh (chị) nhiều cảm xúc (một lần về quê, một chuyến tham quan du lịch). Em hãy viết đoạn văn mở bài cho bài viết đó

Sự đối lập giữa “một hột” với “muôn phần” cũng phần nào cho ta thấy sự chênh lệch và việc làm ra hạt gạo nó vất vả đến nhường nào. Người nông dân hằng ngày làm việc quần quật để tạo ra hạt thóc, hạt gạo. Họ không mong muốn gì hơn ngoài việc đươc mọi người thấu hiểu sự vất vả mà họ chịu đưng để có thể trân trọng thành quả lao động mà họ đã làm ra. Ông cha ta đúc kết ước vọng của người nông dân thành bài ca dao này không chỉ nói về hạt gạo mà còn mở rộng ra đó chính là thành quả chung của lao động, đó là nhắc nhở mọi người về truyền thống đạo lý lâu đời của dân tộc ta “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Bài ca dao không một lời oán thán, thở than mà chỉ là sự nhắc nhở nhẹ nhàng. Ông cha ta cũng không ca ngợi một cách sáo rỗng về những gì người nông dân đã tạo ra mà dựa trên truyền thống vốn có của dân tộc.

Mỗi người khi đọc bài ca dao này sẽ có những cảm xúc khác nhau nhưng tựu chung thì mọi người sẽ đều có những giây phút chậm lại để suy nghĩ về những gì ta đang có giữa cái nhịp sống nhanh, ồn ào. Từ đó ta sẽ thấy trân trọng những gì ta đang có, những gì ta đang được nhận để sống đẹp hơn, có ích cho bản thân, cho đời hơn và không hổ thẹn với những gì chúng ta đã làm.

Bài viết liên quan