Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

Bài làm

Đèo Ngang – địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng bình đi vào thơ ca Bà Huyện Thanh Quan lại đẹp nặng niềm thương Tổ quốc đến như vậy. Bài thơ “Qua đèo Ngang” không chỉ lột tả được vẻ đẹp của “đệ nhất kì quan” lúc chiều tà mà còn cho thấy tâm hồn thanh cao, nỗi cô đơn, nhớ nhà thương nước của tác giả:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Bài thơ “Qua đèo Ngang” viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật tuân thủ khá chặt chẽ quy luật gieo vần nhưng không hề gò ép, mà hết sức tự nhiên, linh hoạt. Qua đó bộc lộ tài năng thi phú, học thức và tấm lòng yêu nước của tác giả.

Thi nhân trên con đường đi qua đèo Ngang gặp lúc mặt trời đã về ngang lưng núi thật kì vĩ:

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà”

Ba chữ “bóng xế tà” cũng đủ làm lòng người xao động. “bóng” ở đây có thể là bóng ngọn núi, cũng có thể là bóng của con người. Khi chiều về, mặt trời nghiêng về một phía Trái Đất khiến cho bóng mọi vật cũng đổ nghiêng. Mặt khác, hai chữ “xế tà” còn gợi lên liên tưởng về tuổi xuân của con người đã bước sang nửa kia của cuộc đời, không còn trẻ trung gì nữa. Với một người phụ nữ, tuổi “xế chiều” là cái tuổi mà xuân sắc phai tàn nhiều nuối tiếc, lỡ làng.

>> Xem thêm:  Nhắc nhở mọi người chăm chỉ lao động, tục ngữ có câu: "Tay làm hàm nhai, Tay quai miệng trễ". Đồng thời lại có câu: "Giàu đâu những kẻ ngủ trưa, Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày". Em hãy giải thích ý nghĩ và lấy dẫn chứng để chứng minh

phat bieu cam nghi ve bai tho qua deo ngang cua ba huyen thanh quan - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

Cảnh vật được tác giả thể hiện cũng thoáng chút muộn phiền, cô độc:

“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.”

Câu thơ thứ nhất có cảm tưởng ban đầu như là cảnh vật đầy sinh khí và đông đúc tới mức phải “chen” lẫn vào nhau. Tuy nhiên sự xuất hiện những hai lần của từ “chen” đồng thời liên kết mối quan hệ chồng chéo của cỏ cây – đá và lá – hoa thì trái lại mở ra một trường liên tưởng khác. Cỏ cây và đá cùng mọc trên mặt đất, lá và hoa vốn luôn chung một cành, nhưng chúng phải bon chen mà lấy không gian sống, cỏ lại phải đi tranh chấp với cả đá, cho thấy sự bèo bọt của phận làm hoa cỏ và sự ngột ngạt của không gian mặt đất. Hoa hay cỏ dại đều biểu tượng cho người phụ nữ. Vậy ra nữ thi sĩ cảm thấy cuộc sống này quá ngột ngạt khi phải cô đơn chống chọi với những thứ tầm thường và có sức mạnh khủng khiếp – lễ giáo và tư tưởng cổ hủ của chế độ xã hội phong kiến.

Câu thơ thứ hai có xuất hiện hình ảnh con người đang đốn củi dưới chân núi. Tác giả có lẽ đang đứng cô độc một mình ở nơi rất cao hướng đôi mắt kiếm tim sự sống. Tuy nhiên người chỉ bắt găp hình ảnh “vài” chú tiều phu đốn củi đang trong tư thế “lom khom”. Từ “lom khom” thông thường chỉ dùng để miêu tả người già yếu cả đời vất vả tới mức lưng còng, chân chậm. Ở đây người tiều phu có lẽ cũng chỉ là những người lao động vất vả, cực nhọc gợi lên xã hội nhât dân phải sống trong cảnh nghèo đói, bất công. Tương tự câu thơ thứ ba cũng dùng chữ “lác đác”, “mấy” ít ỏi và hình ảnh chợ nhà trên sông của những ngư dân lặn lội kiếm sống như loài cò vạc suốt cả cuộc đời. Đó là lòng trắc ẩn, lòng thương người sâu sắc của tác giả.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng lớp 7 hay nhất

Tấm lòng thương người, yêu quê hương, yêu nước của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện sâu đậm hơn trong những câu thơ tiếp:

“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”

Tình cảm được bộc lộ trực tiếp thông qua những từ “đau lòng”, “thương”. Tác giả mượn tiếng kêu và hình ảnh con chim quốc, gia gia để nói lên nỗi lòng của mình. Mặt khác, những từ “nhớ nước” và “thương nhà” được đẩy lên đầu câu hoán đổi cho vị trí của chủ ngữ càng làm bật nên tình cảm đó.

Cuối cùng, từ cảm giác thương người tác giả đi đến cảm giác tự thương:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

Bắt đầu ở “bước tới” và kết thúc ở trạng thái “dừng chân” cho thấy chân dung nhân vật trữ tình như bị thiên nhiên nơi đây mê hoặc, sững sờ trước cảnh đẹp và trong vận động tâm hồn thì nhân vật trữ tình như thấy lòng mình lắng lại mà suy tư về cuộc đời. Không gian mở rộng theo tầm mắt của tác giả: trời – non – nước. Cả một khoảng không rộng lớn như thế chỉ có độc một “ta” và chỉ có “ta” mà thôi. Sự cô độc lên tới đỉnh điểm trong cảnh thực. Trong lòng người, sự cô độc cũng đạt đỉnh điểm khi chỉ có một “mảnh tình” nhỏ bé này.

>> Xem thêm:  Kể một sự việc xảy ra mà em nhớ mãi

Tóm lại, bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan vừa ca ngợi cảnh sắc quê hương, vừa bộc lộ tấm lòng yêu nước thương dân và cũng là nỗi cô đơn, cô độc của tác giả trong cuộc đời.

Hoài Lê

Bài viết liên quan