Phát biểu cảm nghĩ về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về "Truyện Kiều" của Nguyễn Du

Bài làm

Truyện Kiều là một trong những tuyệt phẩm nổi tiếng của làng văn học Việt Nam. Nó chính là sự kết tinh của nhiều giá trị vĩnh cửu, thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du- Một danh nhân văn hóa thế giới.

Truyện Kiều được tác giả Nguyễn Du viết trong lần đi sứ sang Trung Quốc được người dân bản địa kể về câu chuyện của nàng Vương Thúy Kiều và được tiếp xúc với cuốn truyện Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.

Nguyễn Du đã xúc động trước số phận của người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu cảnh đời éo le, đau khổ, chịu nhiều tai ương trong cuộc sống. Chính vì vậy, Nguyễn Du đã viết lên tác phẩm Truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát. Thể hiện tài năng sáng tạo, nghệ thuật chơi chữ của tác giả.

Nội dung của tác phẩm kể về một gia đình sống trong đời Minh của đất nước Trung Quốc. Trong thời kỳ đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con đó chính là: Vương Thúy Kiều, Vương Thúy Vân và Vương Quan. Hai cô con gái đầu lòng của gia đình là hai người có dung mạo vô cùng xuất sắc, lại có tài cầm, kỳ, thi, họa… Mọi thứ đều vô cùng xuất chúng. Đặc biệt là cô chị Thúy Kiều tài năng và nhan sắc có phần nổi bật hơn cô em Thúy Vân rất nhiều.

Nhân ngày hội Thanh Minh, ba chị em nhà họ Vương đi chơi xuân đã có cơ hội gặp gỡ với nhân vật Kim Trọng. Trước tài sắc của Thúy Kiều, sự toàn vẹn về dung nhan và nhân phẩm của nàng khiến cho Kim Trọng vô cùng say mê, đắm đuối. Hai bên tuy chỉ mới gặp gỡ có một lần nhưng "Tình trong như đã mặt ngoài còn e".

>> Xem thêm:  Viết bài văn tả dòng sông quê hương

Họ tìm thấy ở nhau những tố chất của người thầm thương trộm nhớ bấy lâu nay, nên đã kết duyên trao lời thề nguyện. Nhưng sau đó, do gia đình Kim Trọng có việc khiến anh phải về quê gấp để giải quyết việc nhà, Kim Trọng có ước hẹn với Thúy Kiều nhất định sẽ quay lại để đón nàng về dinh.

Trong quá trình Kim Trọng về quê chịu tang chú ruột của mình, thì gia đình Thúy Kiều cùng gặp nạn, những sóng gió rủi ro bất ngờ ập đến khiến cho gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, không có lối thoát. Cha và em trai của Thúy Kiều bị bắt vào nhà lao, cảnh nhà một tay Thúy Kiều phải lo toan mọi việc. Trước tình cảnh đó, Thúy Kiều vì muốn báo đáp công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ nàng nên nàng đã quyết định bán mình chuộc cha.

Trước khi ra đi, Thúy Kiều đã đem vật định tình của mình với Kim Trọng trao duyên của mình lại cho cô em gái Thúy Vân, rồi cô mới lên đường theo anh chàng họ Mã về Lâm Truy.

Nhưng ở đây cô gặp Sở Khanh người đàn ông có tài tán gái, một tên chuyên lừa đảo phụ nữ. Hắn đã tước đoạt đời con gái của Thúy Kiều rồi bán cô cho Tú Bà một người chuyên buôn phấn bán hương, kinh doanh kiếm tiền trên thân xác phụ nữ. Thúy Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ nhất.

Sau đó, Thúy Kiều được Thúc Sinh một người nho nhã có học thức chuộc ra khỏi chốn nhơ nhuốc, rồi chàng cưới Thúy Kiều làm vợ lẽ. Những ngày tháng mặn nồng hạnh phúc của Thúy Kiều và Thúc Sinh chẳng được bao lâu vì vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư là một người nổi tiếng ghê gớm và hay ghen.

>> Xem thêm:  Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật cổ tích mà em yêu thích

Hoạn Thư đã tìm tới chỗ ở của Thúy Kiều lúc chồng mình không có ở đó rồi ép cô về nhà mình làm nô tì. Sau màn đánh ghen long trời lở đất của Hoạn Thư, Thúy Kiều tìm cách bỏ trốn khỏi gia đình Thúc Sinh.

Sau khi ra khỏi nhà Thúc Sinh kiều gặp Bạc Bà, Bạc Hạnh bị hai người này lừa đảo rồi bán vào lầu xanh lần thứ hai. Ở lầu xanh Thúy Kiều gặp được Từ Hải, cảm thương cho số phận của Thúy Kiều, Từ Hải đã chuộc Thúy Kiều và cưới nàng làm vợ. Lúc này Thúy Kiều trở thành mệnh phụ phu nhân có quyền lực trong tay và nàng đã tổ chức một cuộc báo ân, báo oán.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, Thúy Kiều và Từ Hải hạnh phúc không bao lâu thì Từ Hải bị mắc mưu của Hồ Tôn Hiến và bị giết chết khiến cho Thúy Kiều bơ vơ nàng bị ép lấy một viên thổ quan, không chịu được cảnh nhục nhã này Thúy Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát, nàng quyết định đi tu.

Lại nói về Kim Trọng mối tình đầu của Thúy Kiều, sau khi chịu tang chú xong Kim Trọng quay lại nhà Thúy Kiều tìm nàng mong thực hiện lời thề hiện hôm nào. Nhưng trước cảnh gia biến của gia đình, trước mong muốn của Thúy Kiều trước khi ra đi đã trao duyên cho em mình là Thúy Vân.

Kim Trọng và Thúy Vân đã kết hôn theo mong muốn của Thúy Kiều. Cha và em trai của Thúy Kiều của được thoát khỏi chốn nhà giam, cả gia đình đi tìm nàng khắp nơi.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật người đàn ông vũ phu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Sau 15 năm lưu lạc Thúy Kiều đã được đoàn tụ với gia đình gặp lại cha mẹ, các em và chàng Kim Trọng ngày xưa sống một cuộc sống đoàn tụ sung túc sau những tháng ngày đau khổ, tha phương, lưu lạc.

Truyện Kiều có giá trị nhân văn hết sức sâu sắc. Nó đã tố cáo tội ác của xã hội cũ lên án chế độ phong kiến thời xưa quá thối nát, dùng những thế lực ngầm đen tối để chà đạp lên quyền sống quyền hạnh phúc của những con người lương thiện.

Một xã hội mà những kẻ xấu buôn thịt bán người như Sở Khanh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh… lại có thể ngang nhiên sinh sống không hề bị pháp luật hay chính quyền trừng phạt. Xã hội xưa dung túng cho những bọn lưu manh, những người làm điều xấu điều ác trong xã hội.

Giá trị nhân văn của truyện còn thể hiện ở tình cảm xót thương của tác giả Nguyễn Du trước người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều nhưng lại bị cuộc đời vùi dập, bị tước mất quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc.

Tác giả Nguyễn Du đã vô cùng tinh túy sâu sắc khi xây dựng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật vô cùng sâu sắc tiêu biểu cho cái đẹp, sự hoàn mỹ trong cuộc sống.

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật sử dụng biện pháp ẩn dụ, tả cảnh ngụ tình, tình huống truyện vô cùng độc đáo làm cho tác phẩm trở nên xuất sắc hấp dẫn người đọc từ đầu tới cuối.

Dù nhiều thập kỷ đã đi qua những tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn là một tác phẩm kinh điển tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Đông Thảo

Bài viết liên quan