Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật


Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Hướng dẫn

I. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là ngôn ngữ gợi tình, gợi cảm được dùng trong văn thơ, được chia thành ba loại:

– Ngôn ngữ tự sự

– Ngôn ngữ thơ

– Ngôn ngữ sân khấu.

Ngôn ngữ nghệ thuật chủ yếu thực hiện chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ nơi người đọc, người nghe.

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1. Tính hình tượng

Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh…

Ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa và hàm súc.

2. Tính truyền cảm

Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, yêu thích như chính người nói (viết). Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc về vẻ đẹp vô hình mà tưởng như hiển hiện trước mắt.

3. Tính cá thể hóa

Ngôn ngữ nghệ thuật khi sử dụng có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng. Giọng thơ Tố Hữu không giống giọng thơ Chế Lan Viên, giọng thơ Xuân Diệu, giọng thơ Huy Cận. Sự khác nhau về ngôn ngữ làở cách dùng từ, cách đặt câu và ở hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết.

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy trình bày những cảm nhận về Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng). Bình giảng đoạn thơ sau: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi… Đất Nước có từ ngày đó...”

Tính cá thể hóa còn biểu lộ ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật; ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật có các phép tu từ thường được sử dụng như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh.

Ví dụ: “Cầu cong như chiếc lược ngà. Sông dài mái tóc cung nga buônghờ” (phép so sánh),

hay “Rơm bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của lúa

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò”.

(Nguyễn Duy)

(nhiều phép tu từ).

Bài tập 2

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa) đặc trưng tính hình tượng chính là đặc trưng tiêu biểu, bởi vì đây chính là phương tiện và cũng là mục đích sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm. Sau này, cách chọn lọc từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật.

Bài tập 3

a. Từ canh cánh.

b. Từ vãi (dòng 3), từ giết (dòng 4).

Bài tập 4

Có thể thấy nét riêng của ba đoạn thơ đó ở các phương diện: hình tượng, cảm xúc và ngôn ngữ.

>> Xem thêm:  Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)

– Hình tượng: Thơ Nguyễn Khuyến: bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Thơ Lưu Trọng Lư: âm thanh xào xạc của lá vàng lúc chuyển mùa. Thơ Nguyễn Đình Thi: sức hồi sinh của dân tộc trong mùa thu.

– Cảm xúc: Nguyễn Khuyến trong sáng, tĩnh lặng; Lưu Trọng Lư bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng; Nguyễn Đình Thi cảm nhận sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu đất nước.

– Từ ngữ: Nguyễn Khuyến: chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hoạt động; Lưu Trọng Lư: âm thanh gợi cảm xúc; Nguyễn Đình Thi: miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.

Ba nét riêng của ba phong cách thơ:

  • Cổ điển.
  • Lãng mạn.
  • Lãng mạn cách mạng.

Mai Thu

Bài viết liên quan