Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến


Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

Hướng dẫn

Quang Dũng bước vào con đường sáng tác văn học nghệ thuật từ trước Cách mạng tháng Tám. Nhưng phải đến thời kì kháng chiến chống Pháp ông mới thực sự khẳng định được tài năng và phong cách sáng tạo của mình. Là một người tài hoa, Quang Dũng đã thể hiện ngòi bút của mình trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Dù hội họa, âm nhạc, văn chương và ở những lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp nhất định.

Nói đến Quang Dũng trước hết là nói đến nhà thơ có chất thơ hào hoa lãng mạn. Thơ Quang Dũng không những dồi dào trong những bài thơ trữ tình mà còn đi vào trong văn, bản nhạc, bức tranh của ông. Quang Dũng sáng tác không nhiều. Ông chỉ để lại năm tập thơ và một vài bức tranh. Nhưng những bài thơ của ông để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc không thể phai mờ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cahcs thơ Quang Dũng là bài thơ Tây Tiến.

Tây Tiến được Quang Dũng viết vào năm 1948. Tác phẩm được in lần đầu tiên trong tập “thơ” của nhà xuất bản Vệ quốc dân liên khu III (1949). Lúc đó bài thơ có nhan đề: “Nhớ Tây Tiến”. Năm 1957, bài thơ được in lại trong tập “Rừng biển quê hương”. Lúc này tên của bài thơ được tác giả đổi thành “Tây Tiến”.

Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền rừng núi phía Tây của tổ quốc và vùng Đông Bắc của nước bạn Lào.

Thành viên của đơn vị Tây Tiến phần đông là những học sinh, sinh viên Hà Nội. Chính điều này đã tạo nên một nét hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến. Điều này khác hẳn người lính xuất thân từ nông dân của bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu). Quang Dũng vốn là đại đội trưởng của đơn vị Tây Tiến.

Năm 1948, Quang Dũng được chuyển sang đơn vị mới. Từ mảnh đất Phù Lưu Chanh, ông hồi nhớ về những đồng đội cũ và những miền đất đã đi qua. Chính những cảm xúc ấy đã giúp Quang Dũng viết thành công bài thơ Tây Tiến.

Thơ Quang Dũng mang một vẻ đẹp rất riêng. Trong thời đại của mình, Quang Dũng dường như đã tự tách biệt mình ra với hướng đi của các nhà thơ lãng mạn khác. Thơ ông vừa phóng khoáng vừa hồn hậu, lại rất tài hoa. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã thừa nhận điều đó trong buổi toạ đàm: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo. Đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác. Ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”.

but-tich-quang-dung

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan