So sánh âm thanh tiếng suối trong bài thơ Côn Sơn ca và Cảnh khuya


Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều là những nhà chính trị lỗi lạc, nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, cả Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều để lại những tác phẩm có giá trị, đặc biệt trong bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh còn có sự gặp gỡ trong việc cùng miêu tả âm thanh tiếng suối. Dựa vào những hiểu biết sau khi học hai bài thơ, em hãy so sánh âm thanh tiếng suốt trong hai bài Côn Sơn ca và Cảnh khuya.

I. Dàn ý chi tiết cho đề so sánh âm thanh tiếng suối trong Côn Sơn ca và Cảnh khuya

1. Mở bài

Giới thiệu tiếng suối trong hai bài thơ: Có những người tuy không cùng thời đại, lý tưởng và tuổi tác nhưng trong thơ văn của họ đôi khi lại có những điểm tương đồng, nét đồng điệu đến lạ thường. Tiêu biểu là hai nhà thơ lớn của dân tộc Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi với hai bài thơ tương ứng là “Cảnh khuya” và “Côn Sơn ca”. Ở cả hai bài thơ tiếng suối được ví von vô cùng sáng tạo

2. Thân bài

  • Tiếng suối trong Côn Sơn ca được Nguyễn Trãi ví như tiếng đàn cầm, còn tiếng suối trong Cảnh khuya được Hồ Chí Minh ví như tiếng hát xa: Nguyễn Trãi cảm nhận tiếng suối như tiếng của đàn cầm – vừa trong trẻo lại vừa âm vang khiến cho người nghe thấy có cảm giác thư thái, gửi gắm hết tâm tình vào trong thiên nhiên
  • Tiếng suối trong Côn Sơn ca là sự thanh thản của Nguyễn Trãi khi rời chốn quan trường. Còn tiếng suối trong Cảnh khuya là cảm nhận của Hồ Chí Minh khi đang công tác nơi rừng Pác Pó: Khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh không rời xa công việc của mình, Người luôn canh cánh nỗi lo nước nhà, nhân dân, gắn cuộc đời mình với ấm no hạnh phúc của dân dân
  • Tiếng suối trong cả hai bài thơ đều được cảm nhận bằng sự tinh tế, bằng các giác quan và cả tâm hồn của hai nhà thơ: Dùng chính tâm hồn nhạy cảm của mình để trái tim rung động trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, và rồi hai người nghệ sĩ ấy đã bằng ngòi bút của mình sáng tác ra hai bài thơ đẹp tựa tranh
>> Xem thêm:  Lòng tự hào dân tộc trong bài thơ "Sông núi nước Nam" (Nam quốc sơn hà)

3. Kết bài

Cảm nhận về cách so sánh của hai tác giả trong bài thơ: Cùng là tiếng suối trong núi rừng, nhưng trong cả hai bài thơ  tiếng suối ấy đều mang những nét độc đáo riêng, khác biệt và ẩn chứa những biện pháp nghệ thuật, cách so sánh ví von khác nhau.

II. Bài tham khảo cho đề so sánh âm thanh tiếng suối trong Côn Sơn ca và Cảnh khuya

Những áng thơ văn luôn là nơi giao hòa, gặp gỡ của những tâm hồn nghệ sĩ. Có những người tuy không cùng thời đại, lý tưởng và tuổi tác nhưng trong thơ văn của họ đôi khi lại có những điểm tương đồng, nét đồng điệu đến lạ thường. Tiêu biểu là hai nhà thơ lớn của dân tộc Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi với hai bài thơ tương ứng là “Cảnh khuya” và “Côn Sơn ca”. Ở cả hai bài thơ tiếng suối được ví von vô cùng sáng tạo.

Cả hai bài thơ đều lấy những hình tượng đẹp đẽ trong cuộc sống của con người để ví cho tiếng suối. Trong bài Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi cảm nhận tiếng suối như tiếng của đàn cầm – vừa trong trẻo lại vừa âm vang khiến cho người nghe thấy có cảm giác thư thái, gửi gắm hết tâm tình vào trong thiên nhiên:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tác giả không chỉ cảm nhận tiếng suối bằng các giác quan nhạy bén của mình mà còn cảm nhận bằng cả tâm hồn thanh cao, nhã nhặn. Và chính thiên nhiên ấy như đang mời gọi tác giả bộc bạch tâm tình, tác giả Nguyễn Trãi đã tìm đúng nơi để lắng đọng, thanh thản sau bao bon chen, khó khăn và tù túng chốn quan trường. Tâm hồn của ông như “chim sổ lồng” đang được bay lượn tự do và cùng hòa quyện vào với tiếng đàn cầm của suối, một thanh âm trong trẻo, bình lặng và dịu êm, xa lánh mọi sự tấp nập ngoài đời kia.

>> Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Hùm chết để da, người chết để tiếng

Khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh không rời xa công việc của mình, Người luôn canh cánh nỗi lo nước nhà, nhân dân, gắn cuộc đời mình với ấm no hạnh phúc của dân dân, nhưng dù trong hoàn cảnh nào thơ của Người vẫn sáng lên vẻ đẹp tâm hồn.

so sanh am thanh tieng suoi trong bai tho con son ca va canh khuya - So sánh âm thanh tiếng suối trong bài thơ Côn Sơn ca và Cảnh khuya
So sánh âm thanh tiếng suối trong bài thơ Côn Sơn ca và Cảnh khuya

Tiếng suối nơi núi rừng Pắc Pó từ xa vọng lại đã được Bác cảm nhận là một thanh âm trong trẻo, da diết như tiếng hát: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Tiếng suối âm vang cao vút như tiếng hát ở xa vọng lại, đó là thứ âm thanh đặc biệt, không hòa lẫn vào bất cứ một âm thanh nào, mình nó lan tỏa cả khắp rừng. Tiếng suối như tiếng hát vọng lại khiến cho người thi sĩ không cảm thấy cô đơn bởi gần đó như có sự tồn tại của con người.

Đó là một bức tranh thiên nhiên vừa đẹp lại vừa ấm áp tình người. Cả hai bài thơ đã không hẹn mà gặp, hai tâm hồn nghệ sĩ phải chăng đã tìm về với nhau để cùng cảm nhận thiên nhiên bằng sự tinh tế, bằng các giác quan và cả tâm hồn mình. Dùng chính tâm hồn nhạy cảm của mình để trái tim rung động trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, và rồi hai người nghệ sĩ ấy đã bằng ngòi bút của mình sáng tác ra hai bài thơ đẹp tựa tranh.

>> Xem thêm:  Giải thích câu thành ngữ Nói trước bước không qua

Cùng là tiếng suối trong núi rừng, nhưng trong cả hai bài thơ  tiếng suối ấy đều mang những nét độc đáo riêng, khác biệt và ẩn chứa những biện pháp nghệ thuật, cách so sánh ví von khác nhau. Điểm tương đồng giữa hai tiếng suối chính là bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng tâm hồn người nghệ sĩ vô cùng đáng trân trọng là Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi.

Bài viết liên quan