Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên


Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên.

Bài làm

Trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai, “đứa con tinh thần” – truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyện Thành Long ra đời góp phần cổ vũ tinh thần cho công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1970. Truyện ngắn lấy hình tượng nhân vật anh thanh niên làm đại diện cho thế hệ trẻ cống hiến hết mình cho công việc và niềm say mê. Nhân vật này để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc.

Điều đầu tiên có thể nhận thấy điểm khác biệt của nhân vật này là cách gọi tên nhân vật của Nguyễn Thành Long. Tác giả gọi anh thanh niên – một nhân vật không tên để từ đó làm đại diện cho cả một lớp người đồng thế hệ. Mặt khác hai chữ “thanh niên” còn gợi ra độ tuổi và nó gắn liền với sức trẻ, niềm đam mê hoài bão. Như vậy, nhân vật này còn là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của con người trong thời đại mới: trẻ trung, năng động, nhiều hoài bão lớn lao và say mê cống hiến cho Tổ quốc, là thế hệ làm chủ dân tộc.

Khác với cách giới thiệu nhân vật thông thường, Nguyễn Thành Long đã giới thiệu nhân vật anh thanh niên thông qua lời kể của bác lái xe để thể hiện tính khách quan và cho thấy nhận định của một người từng trải với nhân vật này. Anh thanh niên “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo” của Sa Pa. Công việc của anh thanh niên là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Trong suy nghĩ của bác lái xe thì anh thanh niên là người “cô độc nhất thế gian”, đã vậy còn giàu tình cảm nên phải chịu cảnh “thèm người”, có lần anh còn cố tình chặn cây gỗ ngang đường để được nói chuyện với người đi qua.

>> Xem thêm:  Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

suy nghi cua em ve nhan vat anh thanh nien - Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên

Anh thanh niên là người chăm chỉ. Anh say mê làm việc đến mức công việc như một người bạn: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Trong công việc, có những lúc nửa đêm giá rét, anh vẫn cố thoát ra khỏi “sự ấm áp của chiếc giường” để làm việc. Trong cuộc sống thường nhật, anh “trồng rau, nuôi gà, một vườn hoa đầy đủ sức màu với hoa lay đơn, hoa thược dược…” sống tự cung tự cấp.

Anh thanh niên là người dũng cảm. Vốn xuất thân từ thành đô nhộn nhịp, đáng lẽ có cuộc sống đầy đủ tại nội đô nhưng anh lại từ bỏ cuộc sống yên ấm ấy để đến với một Sa Pa “lặng lẽ” để “lặng lẽ” làm việc – một công việc chẳng hề “lặng lẽ” chút nào – đo đạc khí tượng thủy văn. Chưa kể, công việc lại vất vả, cực khổ đôi lúc còn có phần nguy hiểm.

Anh thanh niên cảm phục chúng ta vì lối sống đẹp. Nó thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày. Trong cuộc sống thường nhật, anh thanh niên là người ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”. Anh học cách thích nghi với môi trường sống bằng cách tự chăn nuôi và trồng trọt.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Anh thanh niên là người giàu lòng nhân ái. Anh quý người. Khi cô kĩ sư và ông họa sĩ già theo bác lái xe đến chơi, anh vui mừng lắm. Anh trò chuyện và khi họ ra về, anh còn tặng quà: bó hoa cho cô kĩ sư trẻ, củ tam thất cho vợ bác lái xe vừa ốm dậy, gửi trứng cho hành khách ăn trên đường…

Anh thanh niên còn là người khiêm tốn. Nó thể hiện qua chi tiết ông họa sĩ già ngỏ ý muốn vẽ một bức chân dung, anh đáp: “Không, không, bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn”.

Tóm lại, nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã góp phần làm đẹp cho một Sa Pa tưởng như “lặng lẽ” nhưng lại chẳng hề “lặng lẽ” chút nào. Bởi nơi đó có một trái tim nhiệt huyết tưởng như đơn độc nhưng thực tế sôi sục khát vọng cống hiến của cả một thế hệ trẻ thời kì đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xa hội.

Hoài Lê

Bài viết liên quan