Suy nghĩ vả cảm nhận truyện Lợn cưới, áo mới


Suy nghĩ vả cảm nhận truyện Lợn cưới, áo mới

1.  Lợn cưới, áo mới là một truyện trào phúng rất ngắn nhằm chế giễu, phê phán tính hay khoe khoang của người đời: một anh khoe chiếc áo mới, một anh khoe con lợn cưới. Truyện dù rất ngắn song đã tạo dựng được một màn kịch với kịch tính cao, kết thúc đột ngột, làm bật ra tiếng cười sảng khoái với hai nhân vật là anh áo mới và anh lợn cưới.

Lợn cưới, áo mới là một truyện trào phúng rất ngắn nhằm chế giễu, phê phán tính hay khoe khoang của người đời: một anh khoe chiếc áo mới, một anh khoe con lợn cưới. Truyện dù rất ngắn song đã tạo dựng được một màn kịch với kịch tính cao, kết thúc đột ngột, làm bật ra tiếng cười sảng khoái với hai nhân vật là anh áo mới và anh lợn cưới.

2.    Anh lợn cưới

Truyện kể tiếp: “Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe của, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– “Bác có thây con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”.

Đi tìm lợn sổng, lẽ ra chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?”. Còn trong câu hỏi của anh rõ ràng thừa chữ cưới. Ây giữa lúc “hôn. gia bối rối” anh lợn cưới vẫn tranh thủ khoe của. Chỉ khổ cho anh áo mới/ đang tức tối,chờ suốt từ sáng đến giờ, tưởng gặp được đối tượng để khoe của, hoá ra lại gặp đối thủ cao tay; hớt tay trên, khoe trước. Tuy nhiên anh áo mới quyết không bỏ lỡ dịp, nắm lấy cơ hội có một không hai này, đổi thế bị động thành thế chủ động “liền giơ ngay vạt áo ra bảo:

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn về tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Ngoài thềm rơi cái lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Trần Đăng Khoa)

– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”.

Cũng như anh lợn cưới, anh áo mới đã lợi dụng cụm từ thừa cái áo mới trong câu trả lời của anh để khoe của, đồng thời khôn khéo bớt đi từ cưới trong câu hỏi của anh đi tìm lợn sổng. Thật đúng là anh hùng tương ngộ, người tám lạng, kẻ nửa cân, chẳng ai chịu kém ai một phân. Tiếng cười bật lên từ chính những chữ dư thừa, lạc lõng trong câu hỏi và câu trạ lời của cả hai anh khoe của, cho ta thấy cả hai đều lố bịch, kệch cỡm và đáng cười. Chữ cưới và cụm từ cái áo mới ở cả hai câu hỏi và đáp đều lạc lõng, nhưng nhờ có những cụm từ quy phạm rất đúng ngữ pháp kèm theo, làm cho ta thấy thái độ của họ thật trịnh trọng. Sự trịnh trọng đó càng làm tăng thêm mức độ gây cười của truyện, chẳng hạn nhờ có cụm từ “từ lúc tôi mặc” rất khéo và hóm hỉnh, đã làm cho cụm từ dư thừa cái áo mới mang tính biểu thị thời gian, để gắn với phần sau: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” có nghĩa là suốt từ sáng đến giờ, để tăng thêm sự hãnh diện về cái áo mới của anh ta, và càng làm rõ hơn cái tính khoe của của anh ta.

>> Xem thêm:  Miêu tả ngôi nhà em đang ở

Tiếng cười của truyện còn bật lên từ sự trái tự nhiên: lợn sổng mà cứ gắn thêm là lợn cưới, trả lời về con lợn phải đưa thêm chiếc áo mới vào là trật khấc, là đáng cười. Truyện đã sử dụng bút pháp phóng đại để tăng thêm sức manh chê giễu, phê phán. Tiếng cười ở đây bên cạnh ý nghĩa mua vui còn thiên về sự phê phán thói hư tật xấu của con người trong xã hội nói chung. Tuy nhiên dù sao đó cũng là tiếng cười vô hại vì cả hai anh lợn cưới, anh áo mới đều chẳng làm hại đến ai. Truyện tuy rất ngắn nhựng thật thú vị và trở thành một điển cố trong kho tàng truyện cười Việt Nam. Có thể thấy thêm rằng, truyện phản ánh một phần tâm lí hợm hĩnh trong xã hội tiểu nông xưa. Gọi là khoe của nhưng chỉ khoe được một chiếc áo mới, một con lợn cưới thì đã có gì đáng khoe đâu. Nếu xét theo tiêu chí hiện nay không chừng cả hai anh chàng thích khoe của này đều bị xếp vào loại “xoá đói giảm nghèo” mất. Âu đó cũng là một cách nói cho vui.

Bài viết liên quan