Suy nghĩ về bài thơ Lượm


Suy nghĩ về bài thơ Lượm

1. Bài thơ Lượm được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt. Hoàn cảnh đó được nhấn mạnh qua hai câu thơ: “Đến nay tháng sáu – Chợt nghe tin nhà”. Từ “chợt” trong câu thơ-thữ hai diễn tả sự bàng hoàng, cho thấy thông tin nhận được là một thông tin bất thường, đau đớn, được diễn tả bằng một câu thơ gãy đôi tiếp liền đó: “Ra thế – Lượm ơi!”. Cụm từ “Ra thế” như là một sự khẳng định về tổn thất bất ngờ và tiếp sau đó là một tiếng nấc nghẹn ngào: “Lượm ơi!”.

Từ cái tin đau xót đó, câu chuyện về chú bé Lượm được tái hiện qua sự hồi tưởng của nhà thơ trong lần gặp gỡ “tình cờ” giữa hai chú cháu vào thời điểm mà tác giả không thể quên được vì tính chất ác liệt của nó: “Ngày Huế đổ máu”. Cuộc gặp gỡ này là “tình cờ” vì “Chú Hà Nội về”, một sự trở về không được báo trước. Cuộc gặp này còn cho thấy trước đó giữa tác giả và chú bé Lượm đã có tình cảm gắn bó, thân thiết.

Hình ảnh chú bé hiện ra ngộ nghĩnh, dễ thương. Trước hết là dáng vóc bé nhỏ “loắt choắt”, mà từ láy được dùng ở đây có tính tạo hình mãnh liệt mà cũng rất dân dã. Vật dụng đem theo người là “cái xắc” cũng rất đáng yêu (“xinh xinh”), kết hợp với “Ca lô đội lệch” tạo dáng thêm vào “Cái đầu nghênh nghênh”, khiến chân dung chú bé càng trở nên ngộ nghĩnh, gây ấn tượng mạnh. Lượm còn đáng yêu ở sự hoạt bát và vui vẻ: “Cái chân thoăn thoắt”, “Mồm huýt sáo vang”. Hình ảnh chú bé được so sánh với một hình ảnh khác khá quen thuộc trong đời sống thôn quê, đó là hình ảnh chim chích: “Như con chim chích — Nhảy trên đường vàng”.

>> Xem thêm:  Kể về một việc tốt mà em đã làm

Cuộc gặp gỡ chú và cháu đã “tình cờ” và bất ngờ, nhưng vẫn kịp cho hai chú cháu nói chuyện với nhau, chủ yếu là Lượm khoe với người chú về công việc mà mình được giao: “Cháu đi liên lạc”. Tính chất hồn nhiên, trẻ thơ (“ở đồn Mang Cá – Thích hơn ở nhà”) và vẻ ngây thơ, đáng yêu của chú bé cũng hiện ra, tạo nên một ấn tượng đặc biệt: “Cháu cười híp mắt – Má đỏ bồ quân”. Động tác của Lượm khi chia tay: “Thôi chào đồng chí!” thể hiện sự sung sướng, mãn nguyện và cả ý thức trách nhiệm rất cao đối với công việc khi được tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến.

Cuộc gặp “tình cờ” cũng diễn ra chóng vánh vì sau đó: “Cháu đi đường cháu – Chú lên đường ra”, nhưng hình ảnh Lượm vẫn in đậm trong tâm trí nhà thơ – một hình ảnh sinh động theo nhịp bước xa dần của chú bé: “Cháu đi xa dần…”. Hình ảnh đó cũng là hình ảnh cuối cùng đọng lại mãi mãi trong tâm khảm nhà thơ.

2.  Nội dung của “tin nhà” mà nhà thơ “chợt nghe” vào thời điểm “Đến nay tháng sáu” được diễn tả bằng các hình ảnh trong đoạn thơ tiếp sau đó. Trước hết là câu chuyện về công việc quen thuộc của Lượm:

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

>> Xem thêm:  Phần 4 Đề 9: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình. (Bài tập làm văn số 7, SGK Ngữ văn 6, tập hai, tr. 122)

Bỏ thư vào bao.

Nhưng cái khác của ngày hôm đó là mặt trận đang diễn ra rất ác liệt:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

và tính chất của công việc là hết sức quan trọng:

Thư đề “thượng khẩn”

cho nên Lượm:

Sợ chi hiểm nghèo.

Trong khi đó thì quân thù theo dõi chặt chẽ từng diễn biến nhỏ trong khoảng cách giữa hai bên. Vì thế khi xuất hiện “Ca lô chú bé – Nhấp nhô trên đồng” thì ngay lập tức Lượm trở thành mục tiêu của quân địch. 'Không có tiếng nổ, một “chớp đỏ” “lòe” lên. Lượm đã ngã xuống, cảm xúc trữ tình của tác giả được bộc lộ cũng vẫn bằng một câu thơ gãy đôi: “Thôi rồi, Lượm ơi!”, mà nửa đầu câu thơ là một sự thật phũ phàng còn nửa sau câu thơ là một tiếng khóc. Hình ảnh:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng…

khắc họa một cách chân thực, đau xót và đầy ấn tượng sự hi sinh dũng cảm của Lượm. Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” đứng riêng biệt thành một khổ thơ — một khổ thơ chỉ có duy nhất một câu thơ, nửa đầu là sự thương xót, là một tiếng khóc nghẹn ngào, nửa sau là câu hỏi thể hiện cảm giác bàng hoàng, đau đớn.

Việc tái hiện nội dung thông tin bằng hình ảnh đã khắc họa rõ nét sự hi sinh dũng cảm của Lượm. Chú bé đã ngã xuống anh dũng trong khi làm nhiệm vụ mà cách mạng giao phó. Đây cũng là điểm độc đáo của bài thơ này.

>> Xem thêm:  Kể về một chuyến đi về quê

Vì thế, hai khổ thơ kết thúc trở lại với hình ảnh của chú bé Lượm trong cuộc gặp “tình cờ” giữa hai chú cháu – những hình ảnh còn đọng lại mãi mãi trong tâm trí của nhà thơ và của người đọc:

Chú bé loát choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghểnh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Nhà thơ hồi tưởng những hình ảnh trong lần gặp gỡ cuối cùng giữa hai chú cháu. Hình ảnh đó sẽ theo tác giả đến suốt cuộc đời, đồng thời cũng là một hình ảnh đẹp về tuổi thơ Việt Nam tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Hình ảnh chú bé Lượm ở phần đầu bài thơ là hình ảnh của

một cuộc gặp gỡ có thực mặc dù ngắn ngủi, “tình cờ”, còn hình ảnh chú bé xuất hiện ở hai khổ thơ cuối là sự tưởng nhớ, bao hàm trong đó sự thương tiếc và niềm tự hào của tác giả đối với một chú bé đáng yêu và anh hùng.

Bài viết liên quan