Suy nghĩ về tình mẫu tử


Đề bài: Suy nghĩ về tình mẫu tử.

Bài làm

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Hai câu thơ trong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên gợi nhắc tôi đến ba chữ “Tình mẫu tử” và quả thực, tình mẫu tử là vấn đề mà ai trong chúng ta cũng từng ít nhiều suy nghĩ về nó.

Tình mẫu tử là một trong những loại tình cảm thiêng liêng nhưng hết sức dung dị, sâu sắc mà con người tôn thờ, coi trọng. Trong truyền thống người Việt, tình mẫu tử càng thiêng liêng và có vai trò quan trong hơn nữa.

Tình mẫu tử là quan hệ tình cảm giữa hai thế hệ “mẫu” và “tử”. Trong đó, “mẫu” là chỉ cha, mẹ, những người đã có con cái hoặc do họ sinh ra hoặc do họ chăm sóc và nuôi dưỡng. Còn “tử”, “tử” là tất cả những ai là con cái. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ai cũng sống trong mối quan hệ này, bởi chí ít là muốn tồn tại trên đời phải có cha mẹ sinh ra. Tóm lại, tình mẫu tử là tình cảm giữa con cái với cha mẹ của mình, là thứ tình cảm gắn kết tốt đẹp, quý giá và có sức mạnh to lớn.

Tình mẫu tử biểu hiện cụ thể như thế nào? Tình mẫu tử trong cuộc sống nằm trong từ hành động lớn lao nhất đến nhỏ bé nhất. Cái ôm ấm áp của mẹ, cái vỗ vai khích lệ của ba, cái xoa đầu khen ngợi của bà… Đó là ở phía “mẫu”. Còn phía “tử”? Con cái hiếu kính với cha mẹ bằng cách lễ phép, ngoan ngoãn, biết nghe lời dạy bảo đúng, biết tôn trọng, biết nỗ lực vì cha mẹ… đều cho thấy tình mẫu tử. Cao hơn nữa, tình mẫu tử chính là đức hi sinh. Thời chiến tranh, con cái lên đường ra mặt trận mong bảo vệ quê hương, cho cha mẹ một cuộc sống yên bình. Ngược lại, những bà mẹ Việt Nam anh hùng khóc mờ đôi mắt mong ngóng đàn con, tăng gia sản xuất phục vụ chiến đấu. Tình mẫu tử luôn cần xuất phát từ hai phía.

>> Xem thêm:  Nghị luận câu nói Người chỉ biết sống vì mình thì trở thành người thừa với những người còn lại

suy nghi ve tinh mau tu - Suy nghĩ về tình mẫu tử

Suy nghĩ về tình mẫu tử

Nếu như ở nhiều quốc gia khác, người ta dùng luật pháp để bàn đến trong các câu chuyện giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì ở Việt Nam đó chỉ là thứ yếu, truyền thống tình mẫu tử được bàn đến đầu tiên. Bởi lẽ, tình mẫu tử vốn là một truyền thống đạo lí mà con người Việt Nam luôn cố gắng phát huy. Nó có khả năng lay động con người, cổ vũ hay làm đẹp tâm hồn con người. Nếu có lúc nào thất bại trong cuộc sống, chẳng phải cha mẹ sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất hay sao? Nếu có lúc nào đó cha mẹ đau yếu, được con cái đến bên chăm sóc chẳng phải là liều thuốc bổ nhất hay sao. Tình mẫu tử là cần thiết với bất kì xã hội nào và nó trở thành cái trụ trời duy trì xã hội tồn tại lâu dài. Bởi cha mẹ mà không yêu thương con cái hay con cái chẳng biết ơn cha mẹ thì con người đâu còn một trái tim biết yêu thương?

Vài năm gần đây, những hiện tượng như mẹ đẻ con xong không thể nuôi dưỡng liền bỏ mặc, cha mẹ đánh đập con cái kể cả con ruột, con cái không chịu phụng dưỡng cha mẹ già yếu… mà hằng ngày hằng giờ báo chí vẫn thông tin là những hành động đáng lên án, làm mất đi giá trị của tình mẫu tử. Phải chăng, con người chúng ta đang vì đồng tiền, vì vật chất danh lợi tầm thường mà đánh mất đi giá trị cơ bản của bản thân. Đó là dấu hiệu của sự suy đồi giá trị đạo đức và xuống cấp của lối sống, lối nghĩ trong thời hiện đại. Nếu không có một sự thay đổi tích cực, có lẽ xã hội loài người sớm muộn sẽ tiêu vong.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về cây tre hay nhất

Ai đó đã nói với tôi đại ý rằng, một người không thể yêu thương chính cha mẹ mình thì không thể yêu quý thêm bất kì một người nào khác. Đúng, tình mẫu tử rất quan trọng nhưng cũng rất gần gũi với mỗi chúng ta. Là học sinh, tình mẫu tử càng quen thuộc hơn nữa. Cha mẹ hi sinh quá nhiều cho chúng ta, chúng ta hãy làm gì đó có thể để đáp đền xứng đáng cho họ bởi:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Hoài Lê

Bài viết liên quan