Làm sáng tỏ ý kiến: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào


Đề bài: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Anh chị hãy làm rõ ý kiến của mình?

Bài Làm

Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai con người sống cùng thời đại, đều có lòng yêu thơ ca và yêu nước sâu sắc. Có lẽ đều xuất thân từ dòng dõi nho học nên cả hai có tư tưởng khá giống nhau. Đồng thời trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ có sự thay đổi sâu sắc trong phân chia gia cấp, sinh hoạt và tâm lý xã hộ. Xã hội ấy đã tác động đến nhiều nhà nho chân chính, ý thức được vận mệnh đất nước trong đó có Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Trước hiện thực cuộc sống đầy rẫy những căm hận ấy cả hai ông đều có những nỗi niềm giống nhau: Sự bất mãn, phản kháng trước xã hội, tiếng nói của lòng yêu nước nhưng giọng thơ rất khác nhau.

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 tại tỉnh Hà Nam. Con đường công danh của Nguyễn Khuyến rất thành đạt. Ông từng làm quan mười năm, sau đó về sống ở nông thôn. Nguyễn Khuyến là đại diện tiêu biểu cho lớp người được đào tạo từ xã hội phong kiến, đường công danh sáng lạn. Nếu tài năng ấy thực sự được cống hiến cho dân, cho nước thì cuộc đời ông sẽ không có gì để tự giễu mình với một giọng chua chát, ân hận như vậy. Nguyễn Khuyến là một trong rất ít những tri thức thời kỳ bấy giờ sớm nhận ra sự bất lực của giai cấp để từ bỏ quan trường về quê tránh xa những sự thối nát của xã hội.

Tú Xương sinh năm 1870 tại tỉnh Nam Định. Ông không thuận lợi trong việc thi cử, phải đi thi nhiều lần. Không được làm quan, tình cảnh khốn khổ, túng thiếu đủ đường. Thơ Tú Xương chính là những tâm huyết, từng lời nói với dân, với nước, với đời.

>> Xem thêm:  Phân tích hai khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

Cả hai nhà thơ tuy là có cùng một nỗi niềm, bộc bạch tâm tư cùng chung một mục đích nhưng lại được thể hiện ở hai cách hoàn toàn khác nhau. Hai nhà thơ cho chúng ta thấy hai màu sắc thơ riêng biệt làm nên giá trị nghệ thuật riêng, ghi dấu ấn riêng của mỗi người.

Ta bắt gặp trong thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương là một nỗi niềm tâm sự, một lòng yêu nước, yêu dân tộc sâu sắc.

“Tựa đầu ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Hai câu thơ trích trong “Thu điếu” đã nói lên lòng yêu nước sâu xa như trong đau đớn, trầm lắng nhưng sôi sục, lạnh lùng mà cháy bỏng. Nhà thơ thấy mình như bị trói buộc trong chiếc cần câu cũng như đang cầm tù chính tâm hồn mình giữa đất trời lắm bi ai này. Nguyễn Khuyến càng yêu nước bao nhiều thì thơ ông càng đau đớn bấy nhiêu. Tình yêu ấy chỉ biết giấu đi, chỉ được nói qua cảnh bầu trời thu với cái ao bèo.

lam sang to y kien nguyen khuyen va tu xuong co noi niem tam su giong nhau nhung gi - Làm sáng tỏ ý kiến: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào

So sánh điểm giống và khác giữa Nguyễn Khuyến và Tú Xương

Còn về Tú Xương, ông cũng mang một nỗi niềm tâm sự trước vận nước, vận nhà. Nhưng thơ Tú Xương lại châm biếm sâu cay, đả kích mạnh mẽ bọn thực dân phong kiến làm tay sai cho giặc mà khiến con dân lầm than. Ta cảm nhận trong thơ ông một nỗi bất mãn cá nhân có nhưng trong đó cũng là tiếng nói cho những bất mãn của dân tộc. Bộ mặt của bọn quan lại hiện lên qua thơ Tú Xương rõ nét nhất, chuyện dân chuyện nước nay cũng chỉ là chuyện mua bán trả giá “Tri huyện lâu nay giá rẻ mà”. Bọn phong kiến chuyên quyền vơ vét của dân, không mảy may quan tâm đến đời sống nhân dân lầm than, đói khổ:

>> Xem thêm:  Cảm nhận vẻ đẹp Bài thơ về tiểu đội xe không kính

“Chữ ý chữ chiểu không phê đến

Ông chỉ quen phê một chữ tiền”

Trong xã hội thực dân phong kiến, đồng tiền có sức mạnh to lớn, nó vượt lên tất thảy mọi giá trị đạo đức con người.

“Nào có ra gì cái lũ tuồng

Cũng hò cũng hét cũng y uông

Dẫu rằng dối được đàn con trẻ

Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn”

Trong thơ Tú Xương bọn quan lại phong kiến cũng chỉ như phường diễn tuồng, hò hét, mua may để lừa bịp thiên hạ.

Cũng cùng phản ánh về xã hội đồng tiền như đọc thơ Nguyễn Khuyến ta sẽ thấy khác:

“Có tiền việc ấy mà xong nhỉ

Đời trước làm quan cũng thế à?”

Một câu hỏi thật nhẹ nhàng nhưng hàm ý thì sâu cay. Đồng tiền trong thơ Nguyễn Khuyến có sức mạnh to lớn. Nó cho phép bất cứ ai có tiền trong tay có thể làm mọi thứ, và khiến cho bất kì ai cũng phải tôn thờ.

“Kẻ yêu người ghét hay gì chữ

Đứa trọng thằng khinh chỉ vì tiền”

Có thể thấy cùng một đối tượng phản ánh nhưng luôn là hai màu sắc thơ hoàn toàn khác nhau. Điều đó được làm nên từ chính giọng thơ của hai ông. Thơ Tú Xương thì sẽ là nói thẳng, nói trực tiếp, ông không sử dụng biện pháp ẩn dụ hay cần phải nói bóng gió gì. Con người ấy sẽ đả kích trực tiếp, sẽ phơi bày trần trụi những xấu xa của bọn phong kiến trước thiên hạ. Còn về phần Nguyễn Khuyến thì nhẹ nhàng hơn. Thơ ông thường dùng những hình ảnh ẩn dụ để phê phán đối tượng. Có thể là một lời khen nhẹ nhàng nhưng sau cùng người ta sẽ thấy đó chính là lời mỉa mai. Đó là sự sâu cay ẩn chứa trong từng câu chữ. Bởi lẽ đó Giáo sư Dương Quảng Hàm đã nhận xét về thơ Nguyễn Khuyến; “Nguyễn Khuyến chỉ trích thói đời một cách nhẹ nhàng, kín đáo, rõ ràng bậc đại nhân, quân tử muốn dùng lời văn trào phúng để khuyên răn người đời”. Có lẽ chính vì vậy mà đọc thơ Nguyễn Khuyến ta thấy nhẹ nhàng bao nhiêu thì thơ Tú Xương nặng nề, mang nặng những sự tức giận, căm phẫn bấy nhiêu.

>> Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về vinh và nhục trong cuộc sống

Không dừng lại ở việc châm biếm đã kích cả hai cũng cùng có một nỗi đau của việc mất nước luôn dày vò tâm can. Cả hai nhà thơ đều ý thức được nỗi nhục mất nước, ý thức được trách nhiệm của phận làm kẻ sĩ nhưng đành bất lực trước trực trạng xã hội lắm rối ren, thị phi. Họ có thái độ bất mãn nhưng đến cuối cùng cũng không thoát khỏi vòng bế tắc, những day dứt mà lý do chính là họ không đủ mạnh mẽ để đứng lên đấu tranh.

Ở họ ta bắt gặp một tư tưởng giống nhau, một quan niệm nhân sinh giống nhau nhưng đều phải giả câm giả điếc, không phô trương mà ung dung với đời. Dù là hai màu sắc, hai cách thể hiện nhưng người đọc đều cảm nhận được một lòng yêu nước sâu sắc và nỗi đau của sự bất lực trước cảnh đời rối ren. Cả hai nhà thơ đã tạo cho mình những dấu ấn riêng trong nền văn học Việt Nam.

Phạm Loan

Bài viết liên quan