Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao


Đề bài: Suy nghĩ về truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.

Bài làm

Đọc truyện ngắn của Nam Cao khiến tôi đôi lúc rùng mình ớn lạnh bởi khuất sau mẩu chuyện đời thường với cái giọng văn sắc lạnh là những mảnh đời đẫm nước mắt nói lên bi kịch cùng quẫn của nhân vật trước Cách mạng. Tác phẩm “Lão Hạc” là một trong những tác phẩm của Nam Cao mà tôi ấn tượng nhất bởi chưa khi nào tôi ngừng suy nghĩ về vấn đề mà tác phẩm đưa ra.

Truyện ngắn “Lão Hạc” được Nam Cao sáng tác năm 1943 nhằm phản ánh thực tại xã hội đen tối của Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám cũng như qua đó phê phán và bênh vực cho nỗi khổ của nhân dân lao động nghèo. Tên nhân vật chính cũng được dùng làm tiêu đề cho tác phẩm. Tác phẩm kể về cuộc đời của lão Hac – một lão nông nghèo bị cái đói và xã hội nhiễu loạn làm cho tha hóa nhân cách đến cuối cùng dằn vặt, bế tắc và buộc phải tự kết liễu cuộc đời để mong bảo toàn nhân phẩm.

Như vậy, xét về nội dung, truyện ngắn “Lão Hạc” xây dựng lên hình tượng nhân vật lão Hạc để thông qua đó phát biểu quan niệm sống của chính nhà văn. Ở nhân vật lão hạc, Nam Cao đã đặt nhân vật này vào tình thế điển hình của người nông dân. Lão “góa vợ”, có đứa con trai vì không đủ tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su không rõ ngày về, lão sống cô độc cùng một con chó tên Vàng, con Vàng trở thành bạn, trở thành nơi lão gửi gắm tình thương cho đứa con trai. Lão Hạc có một mảnh vườn nhỏ làm vốn kiếm sống. Lão Hạc sống tích cóp từng đồng mong con trai về sẽ giao lại cho nó. Đó là thân phận khá điển hình. Còn về tình huống đặt ra đó là vì trận ốm lão Hạc không còn sức làm việc, bão làm tan hoang mảnh vườn và lão ốm nặng khiến tiền tích lũy bấy lâu dùng gần hết. Lão đành lòng mua ít bả chó từ Binh Tư để lừa bán con Vàng. Lão thấy mình bị biến chất. Cuối cùng, quá ân hận, lão Hạc ăn bả chó tự tử. Nhân vật lão hạc ở đây có những tính cách khá điển hình: giàu tình thương con cái, chăm chỉ, tự trọng và ý thức cá nhân sâu sắc. Qua nhân vật này, Nam Cao đã lên tiếng ngợi ca, bênh vực và xót thương cho số phận đau khổ, bi kịch của người nông dân bấy giờ.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

suy nghi ve truyen ngan lao hac cua nha van nam cao - Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

Suy nghĩ về truyện ngắn Lão Hạc

Cũng ở mặt nội dung, Nam Cao còn cho thấy một bộ mặt xã hội thu nhỏ thười bấy giờ khi mà vật chất làm chủ xã hội và cái đói có thể khiến con người “bần cùng sinh đạo tặc”. Nó đẩy người nông dân vào chỗ cùng của cùng phải tự kết liễu để chấp dứt nỗi đau. Và điều gì đã khiến xã hội biến thành như vậy? Chính là chế độ phong kiến bất công, tàn độc chà đạp lên tâm hồn và phẩm chất tốt đẹp của con người. Nhân vật Binh Tư chính là điển hình cho con người bị xã hội làm cho biến chất.

Về nghệ thuật, tác phẩm khá thành công trong việc sử dụng lời của ông giáo để làm dẫn chuyện. Ông giáo – người hiểu biết và có con mắt nhìn đời sâu sắc đã thay Nam Cao tuyên ngôn về lẽ sống và nhân cách con người. Ngoài ra, tác giả đã tạo dựng tình huống truyện độc đáo và xây dựng chân dung nhân vật khá điển hình nhờ đó tăng giá trị phản ánh và thuyết phuc cho tác phẩm. Ngôn từ khá chọn lọc nhất là đoạn miêu tả cái chết của lão Hạc. Lựa chọn cái kết không mấy có hậu đã chỉ ra được bức tranh xã hội đen tối bấy giờ và đặt ra vấn đề tìm lối thoát cho con người.

>> Xem thêm:  Nhân dịp ngày 20 tháng 11, lớp em có tổ chức cuộc thi viết báo tường. Em hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Nhớ ơn thầy cô

Truyện ngắn “Lão Hạc” đã chứng minh được tấm lòng nhân đạo và tấm lòng yêu nước vĩ đại của Nam Cao đồng thời khẳng định vị trí và vai trò của nhà văn trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm nhiều năm nay vẫn giữ được tính phản ánh và khiến cho biết bao bạn đọc trăn trở mỗi khi trang sách được gấp lại. Vấn đề tha hóa nhân cách mà Nam Cao đặt ra đến nay vẫn được không ngừng đưa ra luận bàn.

Hoài Lê

Bài viết liên quan