Thuyết minh về một loài cây “cây tre”


Đề bài: thuyết minh về một loài cây “Cây tre”

Có lẽ trong mỗi chúng ta, không ai không biết đến cây tre, bởi vì từ cây tre có thế biến thành vật dụng được làm ra để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Từ xa xưa ông bà ta biết sử dụng cây tre để làm ra nhiều loại vũ khí chiến đấu và vị thế cây tre không chỉ gần gũi với con người và nó là một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam, vì thế nó trở thành đề tài muôn thuở cho nghệ thuật văn hóa dân tộc.

Cây tre gắn liền với kí ức tuổi thơ của biết bao nhiêu thế hệ chúng ta. Từ bao đời nay nhưng con đường xanh mát màu tre luôn là hình ảnh không thể thiếu vắng của làng quê Việt Nam, những chiếc lá tre nhỏ bé đủ sức tỏa bóng mát cho kí ức tuổi thơ nhiều thế hệ.

Tre hiện diện ở khắp đất nước Việt Nam, tre có mặt nơi chiếc giường để ngủ, trong nếp ăn hằng ngày, tre hiện diện trong lao động và chiến đấu, tre là hình tượng muôn thuở trong văn học nghệ thuật, tre ở trong câu hát ru và tre đi vào bài học thuở mới cắp sách tới trường. Tre được xem là biểu tượng của bà mẹ Việt Nam nhân hậu, tảo tần, chịu thương, chịu khó:

“Thân gầy che nắng, che sương

>> Xem thêm:  Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của Truyện Lục Vân Tiên

Có manh áo cộc, tre nhường cho con”

Việt Nam không phải là quốc gi duy nhất có tre, cây tre mọc nhiều nhất ở Châu Á, có tên khoa học là Bambuseae. Tre có 10 chi, 18 loại như tre, nứa, luồng, lồ hồ, tâm vông, trúc,…nhiều nước trồng và dùng tre vào nhiều việc như làm vật liệu xây dựng nhà cửa, làm công cụ sản xuất, làm bột giấy…cây tre có mặt khắp mọi nơi.

Cây tre trong tâm thức của người Việt gắn liền với bao truyền thuyết, lịch sử như cậu bé Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Minh trước khi bay về trời, để tưởng nhớ công lao của cậu bé năm xưa, tại các đền thờ Thánh Gióng trồng rất nhiều các loại tre, thể hiện sức mạnh và tinh thần yêu nước người dân đất Việt.

Ngày xưa không chỉ có cây đa, bến nước, mái đình trở thành biểu tượng của làng quê Việt mà lũy tre làng là biểu tượng đẹp bảo vệ dân làng mà nó còn trở thành người bạn thân thiết của bao người:

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi”

Đâu phải chỉ cho trong truyền thuyết mà cây tre mà còn hiện diện, góp mặt vào trong cuộc chiến đấu ngoan cường của người dân Việt, khi hóa thân thành cây cung, cái nỏ, bụi chông làm cho quân thù khiếp sợ.

Trong căn nhà xưa của người Việt, tre cung cấp hầu như đầy đủ nguyên vật liệu để xây dựng toàn bộ căn nhà, từ cây cột, đòn tay, cái kèo đến khung cửa, vách nẹp,.. Tre còn dùng làm nguyên liệu trong sinh hoạt và sản xuất như cào, cuốc, đòn gánh, rổ rá, nông nia, thúng sàng, lạt bó lúa và rất nhiều vật dụng khác nữa dùng cho sản xuất và sinh hoạt.

>> Xem thêm:  Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên

Món trăng tre trở thành món ăn truyền thống và được nhiều người ưa chuộng từ nghèo đói đến sang hèn. Từ cây tre người ta còn làm nên những chiếc thuyền nan, thuyền thúng, tre cũng được ngư dân chế tạo ra nhiều laoij dụng cụ để đánh bắt cá. Nó đem tới cho chúng ta những cái gì đã dần bị mai một, trong cái tất bật, vội vã của cuộc sống ồn ào và náo nhiệt.

Tre biểu tượng cho lối sống dung thuận, hòa với thiên nhiên, cúng cỏi trước những phong ba bão táp của cuộc đời, cây tre sống theo quy luật cây già măng mọc chứ không phải kiểu sống cây lớn đè cây bé. Tính cộng đồng cũng lấy cây tre làm biểu tương, nó sống quần tụ cho đến lúc chết. hai đặc tính ấy tre được ví như người quân tử.

Cây tre mãi mãi trở thành một trong những biểu tượng đẹp đẽ nhất về sức sống, phẩm cách sống của con người Việt rất đỗi thân thương trên các nẻo đường quê, thôn xóm

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu, tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.

Bài viết liên quan