Thuyết minh về một loại hình Giao thông đường bộ


Thuyết minh về một loại hình Giao thông đường bộ

Bài làm

Giao thông không chỉ phục vụ nhu cẩu đi lại trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân mà còn được đánh giá là mạch máu của nến kinh tế đất nước. Trong các loại hình giao thông ở nước ta, giao thông đường bộ là loại hình phổ biến nhất và đóng vai trò quan trọng nhất.

Giao thông đường bộ là loại hình giao thông mà các phương tiện lưu thông, di chuyển trực tiếp trên mặt đất, phân biệt với giao thông đường sắt chạy trên đường ray, giao thông đường thủy lưu hành trên mặt, dưới nước và đường hàng không trên bầu trời.

Luật Giao thông đường bộ cũng giải thích những thuật ngữ này một cách rõ ràng: “Giao thông đường bộ bao gồm: hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện, người tham gia giao thông và người điều khiển giao thông”, và “Đường bộ gồm: đường, cẩu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”. Dù đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy, đi ô tô hay sử dụng những phương tiện thô sơ như xe ngựa, xe bò, xe ba gác… bạn đều đang tham gia vào hệ thống giao thông đường bộ.

Giao thông đường bộ có vai trò to lớn bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Sự tiện lợi của nó giúp con người di chuyển dễ dàng và hàng hóa lưu hành mọi lúc, mọi nơi. Thêm vào đó, chi phí tiết kiệm cùng sự ổn định cũng là những ưu điểm cơ bản của loại hình này. Để thấy rõ vai trò của giao thông đường bộ, chỉ cần đặt ra giả thuyết đơn giản, một buổi sáng khi chúng ta thức dậy, toàn bộ hệ thống giao thông đường bộ hoàn toàn biến mất, cuộc sống sẽ ra sao? Việc di chuyển sinh hoạt thường ngày như đi học, đi làm, ra chợ, đi chơi… đểu trở nên vất vả và tiêu tốn thời gian. Hàng hóa ngưng trệ khiến các mạch máu kinh tế bị tắc nghẽn. Mọi hoạt động văn hóa xã hội cũng trở nên khó khăn do rào cản của việc đi lại.

Về lịch sử phát triển, lưu thông đường bộ xuất hiện cùng với sự có mặt của loài người nhưng phải trải qua hành trình phát triển lâu dài đến sau này mới hình thành một loại hình giao thông hoàn thiện và hiện đại như ngày nay. Đường bộ sơ khai được hình thành rất đơn giản, nói như nhà văn Lỗ Tấn từng nói: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”. Qua các thời kì lịch sử, diện mạo của loại hình giao thông này ngày càng được cải thiện nhờ trí thông minh của con người và những khả năng phi thường mà khoa học kĩ thuật đem lại. Đến nay, giao thông đường bộ đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc với diện mạo đường sá, bến bãi, hành lang an toàn, cầu vượt,… phong phú, dày đặc và hiện đại. Trong quá khứ, giao thông đường bộ thế giới từng gây kinh ngạc với những con đường huyền thoại như con đường tơ lụa ra đời trước Công nguyên, giúp thông thương và nối liền nền văn minh phương Tây và phương Đông. Ngày nay, chúng ta biết đến những công trình thế kỉ của giao thông đường bộ thế giới như hệ thống cao tốc Big Dig thuộc thủ phủ Boston (Hoa Kì), đường bộ sử dụng năng lượng mặt trời nối hai thành phố Catania và Saracuse (Italia) hay cầu vịnh Giao Châu dài nhất thê’ giới (Trung Quốc)… Tại Việt Nam, giao thông đường bộ ở ba miền đều đang phát triển và hiện đại hóa. Đường quốc lộ 1A, Đường Hổ Chí Minh, Đường cao tốc Bắc – Nam và đường ven biển Việt Nam là bốn con đường giao thông huyết mạch chạy từ Bắc vào Nam của nước ta. Bên cạnh đó, cầu Nhật Tân, cẩu Rồng, hầm Thủ Thiêm, cẩu Phú Mĩ đểu là những công trình hiện đại và tiêu biểu của ba miền.

>> Xem thêm:  Dựa vào nội dung tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, hãy đóng vai nhân vật cô kĩ sư để kể lại cáu chuyện

Sự tiến bộ của giao thông đường bộ không chỉ được đánh dấu bởi những công trình thế kỉ mà quan trọng hơn, được đánh dấu bởi hệ thống luật pháp đi kèm. Bộ luật Giao thông ở nước ta hiện nay được ban hành năm 2008, gồm 8 chương và 89 điều quy định vể quy tắc giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo lưu hành đường bộ an toàn và quản lí hiệu quả loại hình giao thông này. Tuy nhiên, ùn tắc và tai nạn giao thông vẫn là những mảng màu u tối trên bức tranh giao thông đường bộ ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Cùng với sự di chuyển của con người, đường đi thời nào cũng có, nhưng do xuất phát điểm sơ khai và đơn giản nên chất lượng đường thời xưa phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, chủ yếu là đắp đất. Đây cũng chính là cách con đường tơ lụa ra đời. Là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những “thương nhân lạc đà”, con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn. Được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cẩu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây, con đường tơ lụa được hình thành từ thế kỉ II TCN đã trở thành biểu tượng đặt nền móng cho loại hình đường bộ phát triển.

Ngày nay giao thông đang dần được hoàn thiện cả về cơ sở hạ tầng và những điểu luật thi hành.

Với vai trò là một bộ phận chủ yếu của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, là cơ sở quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và là cẩu nối giúp một quốc gia hội nhậpr với các nước trong khu vực và trên thế giới; là chất xúc tác giúp cho các hoạt động của nền kinh tê’ quốc gia đó phát triển nhanh, hệ thống kết cấu hạ tầng của mỗi quốc gia luôn được đầu tư phát triển với rất nhiểu các công trình, các trung tâm logistics, như bến xe, bãi đỗ xe, hành lang an toàn, bến tàu, nhà ga, cảng biển, sân bay, khu hậu cẩn sau cảng…

Các công trình này đã và đang được nâng cấp, góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ. Giao thông đô thị được mở mang một bước. Giao thông địa phương phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn rộng lớn.

Cơ bản, chúng ta đã hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống quốc lộ chính, gồm: Trục dọc Bắc – Nam; hệ thống quốc lộ hướng tâm, hệ thống đường vành đai biên giới phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, các tuyến quốc lộ nối đến các cửa khẩu quốc tế; các vùng kinh tế trọng điểm…; hệ thống đường cao tốc đang được triển khai xây dựng. Đặc biệt là con đường Thiên Lí từ thời phong kiến đã được tu bổ, sửa sang xây dựng thành quốc lộ 1A nối liền Bắc Nam, trải dài theo chiều dọc đất nước. Cùng với tuyến đường này là rất nhiều những công trình nổi bật khác được dư luận đánh giá cao. Đó là con đường nối liền từ đầu cầu phía Bắc cầu Nhật Tân đến điểm giao cắt giữa đường dẫn nút giao phía Nam Quốc lộ 18 mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là con đường hiện đại của Thủ đô mà còn thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc đối của nhân dân đối với Đại tướng. Là cầu vượt ngã 3 Huế (Đà Nẵng) nằm trên quốc lộ 1A, là cầu vượt 3 tầng đầu tiên ở Việt Nam gổm tầng mặt đất, vòng xuyến và tầng 2, chịu được động đất cấp 8 hay Cầu Phú Mỹ, cây cẩu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh, bắc qua sông Sài Gòn, kết nối hai khu đô thị mới Thủ Thiêm và Phú Mỹ Hưng, Quận 7 với Quận 2 và Quận 9…

Mặc dù có rất nhiểu con đường như vậy nhưng nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam cb quy mô nhỏ bé, hầu hết chưa đạt chuẩn kỹ thuật, chưa tạo được sự kết nối liên hoàn. Mạng đường đô thị ở các thành phố lớn chưa được quy hoạch kết nối với mạng giao thông chung của quốc gia. Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật ở mức thấp và lạc hậu, tốc độ phát triển chậm, thiếu đồng bộ, thiếu liên kết. So với các nước tiên tiến trong khu vực, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của nước ta chỉ ở mức dưới trung bình.

>> Xem thêm:  Hãy sử dụng câu sau làm câu chủ đề để viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 10 - 15 câu): "Từ thân phận bị đọa đày khốn cùng, Thúy Kiều dã trở thành vị quan tòa cầm cán cân công lí."

Trong hệ thống giao thông đường bộ, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều “nút thắt cổ chai”, dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên, đặc biệt tại các đô thị lớn, như Hà Nội và Thành phố Hổ Chí Minh. Tắc đường trở thành vấn nạn thường xuyên được đưa lên mặt báo, xuất hiện đều đặn trong các chương trình gặp mặt cuối năm. Hệ thống đường giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Đơn cử như “Đường đến trường của các em bé Tà Xùa” thực sự là con đường được tạo nên bởi quá trình “đi mãi thì thành đường thôi” dài 28km xuyên rừng, vượt đồi tới lớp.

Việc quy hoạch cũng còn nhiều bất cập từ khâu giải tỏa đến thi công. Trong khi Thái Lan mở rộng đường sá, phát triển xa lộ cao tầng; Hồng Kông và Singapore tăng cường nâng cấp giao thông công cộng, đất nước Anh với những con đường “không vết chân chim”, những con đường nhánh bên cạnh đường lớn thì nhiều con đường của ta xuống cấp nhưng chưa được duy tu, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên; có những con đường đang thẳng tắp bỗng xuất hiện khúc quanh bất ngờ hay những công trình đào, lấp đường vô tội vạ.

Thực trạng ấy đòi hỏi chúng ta cẩn chú trọng hơn tới quy hoạch giao thông và giải quyết vấn nạn tắc đường cũng như nâng cao ý thức tham gia giao thông. Một trong những biện pháp giải quyết tình trạng này là ban hành Luật Giao thông với những quy định cụ thể; tuyên truyển để mọi người hiểu Luật và thi hành Luật, nhằm hạn chế, giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ.

Bởi lẽ trong năm 2015 – 2016, mặc dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng tổng số vụ tai nạn tại Việt Nam vẫn ở mức cao, trong đó với con số thương tâm, mà những tai nạn này tai nạn đa phần xảy ra trên đường bộ chiếm tới 97,8%, đường sắt chiếm 1,7%, đường thủy nội địa chiếm 0,5%.

Mỗi chúng ta đều là một thành viên trong mạng lưới giao thông đường bộ, việc am hiểu hệ thống biển báo, những điểu luật cơ bản, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của mạng lưới giao thông và ý thức đảm bảo an toàn cho mình và người khác là yếu tố quan trọng đảm bảo hoạt động thông suốt và hiệu quả loại hình giao thông này.

Bài viết liên quan