Thuyết trình về mâm cỗ trung thu


Thuyết trình về mâm cỗ trung thu

Bài làm

Thầy cô và các bạn thân mến! Mùa thu đến mang theo khí trời thanh cao mát mẻ, mang theo độ viên mãn của vạn vật thiên nhiên và mùa thu cũng khơi gợi trong lòng người cũng như trong tâm hồn trẻ thơ một sự háo hức khôn nguôi về ngày Tết trung thu. Trung thu có đèn ông sao lấp lánh, có tiếng trộng rộn ràng vang khu xóm và có cả mâm cỗ trung thu đầy hấp dẫn.

Trải dài theo thời gian với những sự biến chuyển không ngừng, mâm cỗ trung thu ít nhiều cũng đã có sự đổi thay nhưng những gì là hồn cốt, là văn hóa của nó thì vẫn được lưu giữ qua hàng ngàn năm. Mâm cỗ không chỉ là món quà cho Trung thu thêm phần rực rỡ, là tấm lòng dâng lên tổ tiên mà mỗi món ăn, mỗi loại quả, mỗi cách trình bày đều gửi gắm trong đó những ước nguyện của tâm hồn con người Việt Nam.

unnamed file 44 - Thuyết trình về mâm cỗ trung thu

Với chủ đề “Vui Tết đoàn viên”, mâm cỗ trung thu của chúng em sẽ hướng đến sự ấm áp, viên mãn gợi không khí của gia đình. Ở chính giữa là mâm ngũ quả- lễ vật không thể thiếu trong những ngàu đặc biệt, xung quanh sẽ là các loại bánh kẹo truyền thống và có thêm một cây đèn ông sao như càng gợi nhớ hơn hương vị của Tết trung thu. Chúng em cũng hướng tới sự trang trí đơn giản, nguyên sơ để giữ được cái chất mộc mạc và truyền thống của một nét văn hóa.

Mâm ngũ quả đã ra đời từ rất lâu theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo một số quan niệm thì số năm cũng là số của trung tâm, hội tụ sự sống và quả là tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, sung túc nên mâm ngũ quả đã trở thành một lễ vật quan trọng trong Tết trung thu nói riêng và các ngày lễ đặc biệt khác nói chung. Hôm nay, chúng em đã lựa chọn năm loại quả truyền thống nhất và cũng rất thân thuộc với mọi gia đình gồm chuối, bưởi, đào, hồng và quýt. Nải chuối được đặt ở giữa và các loại quả còn lại cũng được bày lên trên và đan xen giữa các quả chuối là những trái quất hoặc quýt nhỏ lấp ló như những ánh đèn. Sở dĩ chúng em chọn năm loại quả này vì chúng đều gợi về sự đông đúc, ấm no với mong ước tiền tài, thành công sẽ không ngừng sinh sôi, nảy nở. Ngoài ra, đây đều là những loại quả với màu sắc tươi sáng càng làm cho bức tranh mùa thu thêm rực rỡ và tràn đầy hi vọng.

Bánh trung thu cũng đã trở thành sứ giả của mùa Tết đoàn viên. Mâm cỗ của chúng em lựa chọn cả hai loại bánh: bánh dẻo và bánh nướng để trưng bày. Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh với nhân đậu xanh mang đầy tinh hoa của một nước nông nghiệp. Hình tròn của bánh giống như vầng trăng đêm rằm tròn trịa nhất, to lớn nhất trong năm và cũng chứa chan trong nó ước mong của mọi người về sự tròn đầy viên mãn trong cuộc sống. Hình tròn còn là biểu tượng của sự “đoàn viên gia đình”, về những tình cảm gắn bó khăng khít giữa các thành viên. Trong khi đó, chúng em lại chọn bánh nướng hình vuông bởi nó cũng mang ý nghĩa như những chiếc bánh chứng bánh giày, cho sự hòa hợp giữa đất trời, thiên nhiên và lòng người. Bánh nướng với lớp vỏ ngoài vàng sậm thơm tho gợi lên một sự vững chắc của mái ấm gia đình. Nhân bánh là nhân trứng muối, vừa có ngọt ngạy vừa có vị mặn mòi. Gia đình cũng thế sẽ có những thăng trầm, cuộc sống cũng có những đắng cay và hạnh phúc. Nhưng quan trọng là vị ngọt của chiếc vỏ bánh gia đình sẽ luôn yêu thương và xoa dịu cho mọi người. Chắc chắn khi thưởng thức những chiếc bánh này, dù là đi xa hay đang ở gần vẫn cảm nhận được sự ấm áp thân quen và thêm trân trọng hơn giá trị của tình thân.

>> Xem thêm:  Em hãy kể tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, Bánh giầy

Hi vọng với bài thuyết trình này quý thầy cô và các bạn sẽ hiểu hơn được về mâm cỗ trung thu của chúng em. Dù có đi ngược về xuôi thì mọi người hãy dành thời gian để chuẩn bị một mâm cỗ để ngày Tết trung thu thêm trọn vẹn nhé!

Bài viết liên quan