Trình bày cảm nhận về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu


Đây mùa thu tới là bức tranh mùa thu đẹp nhưng thấm đượm nỗi buồn của người thi sĩ. Dựa vào tác phẩm thơ đã được học, anh chị hãy trình bày cảm nhận về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: . Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đặc biệt thành công khi viết về mùa thu, với bài thơ “Đây mùa thu tới”, thi sĩ đã mang đến cho người đọc những cảm nhận vừa tinh tế, vừa mới mẻ về một bức tranh mùa thu đẹp, lãng mạn nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn, sự xót xa.

2. Thân bài

– Mùa thu đến thật nhẹ nhàng, nó không rộn rã, ồn ào để dễ dàng nhận biết như ngày hè. Thu về trên những rặng liễu đìu hìu, trong cảnh vật yên bình mà thấm đượm nỗi buồn mơ hồ

– Thu đến mang theo những nỗi buồn và sự phấn khích, bất ngờ cho cảm nhận của con người, đó là tiếng reo vui của nhà thơ khi chợt nhận thấy mùa xuân đã về “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”.

– Đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ Xuân Diệu đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về những dấu hiệu của ngày thu

–> Khung cảnh mùa thu diễm lệ, lãng mạn có thể làm xao xuyến lòng người nhưng cũng gợi ra nỗi buồn về sự phôi pha, tàn úa

– Khung cảnh thi vị, lãng mạn nhưng cũng khẳng khiu, mỏng manh đến nao nòng “ Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.

–  Trăng thuộc về thiên nhiên nhưng được nhân hóa như một con người với những cảm xúc buồn vui như con người mang đến sự đồng điệu giữa thiên nhiên và con người.

– Những chuyến đò nhộp nhịp thường ngày cũng đổi khác khi thu về, đó là sự thưa thớt, vắng lặng đến đìu hiu

– Trong khổ thơ cuối cùng, thi sĩ Xuân Diệu vẫn  mải miết cảm nhận từng bước đi của nàng thu, mùa thu còn được cảm nhận qua những chuyển động cụ thể của cánh chim và sự rộn rã trong lòng người

+ Nỗi buồn về sự chia li được nhà thơ gửi gắm thông qua hình ảnh cánh chim đang di cư tránh rét.

>> Xem thêm:  Một trong những nét phong cách nổi bật của thơ Hồ Chí Minh là "hình tượng thơ luôn luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai". Hãy chứng tỏ điều đó qua hai bài thơ Chiều tối và Giải đi sớm trong Nhật kí trong tù của Bác

+ Bầu không rộng lớn nhưng trầm buồn, u uất vì nhuốm màu chia li

+ Hình ảnh người thiếu nữ đa tình hay chính Xuân Diệu đa tình đã mang hết nỗi lòng hòa vào mùa thu, để mặc cho những suy nghĩ xa xăm trôi dạt cùng mây trời.

3. Kết bài

“Đây mùa thu tới” là thi phẩm xuất sắc của Xuân Diệu viết về mùa thu, thi sĩ không chỉ mang đến cho người đọc bức tranh mùa thu tuyệt đẹp mà còn gửi gắm những nỗi niềm, cảm xúc của bản thân trước mùa thu và những đổi thay của đất trời.

II. Bài tham khảo

Mùa thu gắn liền với sắc vàng của sự tàn úa, khơi dậy những nỗi buồn mơ mồ về sự chia li, tàn úa. Mùa thu cùng với ánh trăng thu huyền ảo đã trở thành nguồn cảm hứng, “nàng thơ” của biết bao thi sĩ xưa nay. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đặc biệt thành công khi viết về mùa thu, với bài thơ “Đây mùa thu tới”, thi sĩ đã mang đến cho người đọc những cảm nhận vừa tinh tế, vừa mới mẻ về một bức tranh mùa thu đẹp, lãng mạn nhưng cũng thấm đượm nỗi buồn, sự xót xa.

Mùa thu đến thật nhẹ nhàng, nó không rộn rã, ồn ào để dễ dàng nhận biết như ngày hè. Thu về trên những rặng liễu đìu hìu, trong cảnh vật yên bình mà thấm đượm nỗi buồn mơ hồ:

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Đây mùa thu tới mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

trinh bay cam nhan ve bai tho day mua thu toi cua xuan dieu - Trình bày cảm nhận về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu
Trình bày cảm nhận về bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

Thi sĩ Xuân Diệu đã rất tinh tế khi cảm nhận bước đi nhẹ nhàng của nàng thu qua hình ảnh rặng liễu. “Đìu hiu” gợi ra sự yên ả, vắng lặng đến tịch mịch, hàng liễu buồn trầm mặc giữa thiên nhiên đất trời được nhà thơ liên tưởng với hình ảnh của con người, đó là hình ảnh buồn thương của người thiếu phụ. Dường như nỗi buồn của thiên nhiên, nỗi xao xuyến trong lòng người được gửi gắm qua hình ảnh “đứng chịu tang” của hàng liễu. Hàng liễu buồn buông xuống mặt hồ như làn tóc buồn, như những giọt nước mắt tiếc thương của con người.

Thu đến mang theo những nỗi buồn và sự phấn khích, bất ngờ cho cảm nhận của con người, đó là tiếng reo vui của nhà thơ khi chợt nhận thấy mùa xuân đã về “Đây mùa thu tới, mùa thu tới”.  Hình ảnh sang cũng thật ấn tượng với sự đan xen giữa sắc xanh của lá và sắc vàng quen thuộc của mùa thu “ Với áo ơ phai đã dệt vàng”.

Đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ Xuân Diệu đã có những cảm nhận sâu sắc hơn về những dấu hiệu của ngày thu:

“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồn run rẩy, rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Bức tranh ngày thu hiện lên trước mắt người đọc với những màu sắc ấn tượng, đó là màu xanh của lá, sắc đỏ của hoa. Khung cảnh mùa thu diễm lệ, lãng mạn có thể làm xao xuyến lòng người nhưng cũng gợi ra nỗi buồn về sự phôi pha, tàn úa “Hơn một loài hoa đã rụng cành” những cánh hoa rực rỡ trong ngày hè cũng dần buông lơi theo những làn gió thu khe khẽ, những chiếc lá xanh cũng dần chuyển màu đỏ trong sự nuối tiếc của lòng người. Khung cảnh thi vị, lãng mạn nhưng cũng khẳng khiu, mỏng manh đến nao nòng “ Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.

“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ

Non xa khởi sự nhạt sương mờ

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò”

Ánh trăng thu huyền ảo đã khơi dậy bao cảm xúc của thi nhân, trong cảm nhận của Xuân Diệu ánh trăng thu đẹp và buồn như người thiếu nữ cô đơn với nỗi buồn ngẩn ngơ. Trăng thuộc về thiên nhiên nhưng được nhân hóa như một con người với những cảm xúc buồn vui như con người mang đến sự đồng điệu giữa thiên nhiên và con người. Cùng với nỗi buồn mơ hồ của vầng trăng là sự mờ ảo của non xa kì vĩ đã khơi dậy mạnh mẽ hơn nỗi buồn, sự cô độc trong cảnh vật. Hơi lạnh của mùa thu đã len lỏi trong từng làn gió để tác động đến cảm  nhận của con người. Những chuyến đò nhộp nhịp thường ngày cũng đổi khác khi thu về, đó là sự thưa thớt, vắng lặng đến đìu hiu “ Đã vắng người sang những chuyến đò”.

>> Xem thêm:  Bàn về những lợi ích và hứng thú của việc tự học

Trong khổ thơ cuối cùng, thi sĩ Xuân Diệu vẫn  mải miết cảm nhận từng bước đi của nàng thu, không chỉ là những âm thanh, màu sắc và những cảm xúc mơ hồ nữa mà mùa thu còn được cảm nhận qua những chuyển động cụ thể của cánh chim và sự rộn rã trong lòng người:

“Mây vẫn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”

Nỗi buồn về sự chia li được nhà thơ gửi gắm thông qua hình ảnh cánh chim đang di cư tránh rét. Bầu không rộng lớn nhưng trầm buồn, u uất vì nhuốm màu chia li “Khí trời u uất hận chi li”, dường như thiên nhiên và lòng người đã hòa nhập làm một để nỗi buồn trở nên khắc khoải, da diết hơn. Sự xuất hiện của con người trong hai câu thơ cuối của bài tạo ấn tượng đặc biệt, đó là hình ảnh con người đang trầm mặc trong nỗi buồn của bản thân. Người thiếu nữ tựa cửa với đôi mắt nhìn vào xa xăm như chất chứa những muộn phiền, tâm sự khó nói thành lời. Hình ảnh người thiếu nữ đa tình hay chính Xuân Diệu đa tình đã mang hết nỗi lòng hòa vào mùa thu, để mặc cho những suy nghĩ xa xăm trôi dạt cùng mây trời.

“Đây mùa thu tới” là thi phẩm xuất sắc của Xuân Diệu viết về mùa thu, thi sĩ không chỉ mang đến cho người đọc bức tranh mùa thu tuyệt đẹp mà còn gửi gắm những nỗi niềm, cảm xúc của bản thân trước mùa thu và những đổi thay của đất trời.

Bài viết liên quan