Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích


Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thể hiện được nỗi buồn cô đơn, tủi hờn và tấm lòng thủy chung nhân hậu của Kiều danh cho cha mẹ và Kim Trọng. Trong đoạn trích này khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện tài năng miêu tả đầy tài tình. Em hãy phân tích cái hay đoạn thơ nói về tâm trạng Thúy Kiều ở Lầu Ngưng Bích.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Giới thiệu đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích: Có thể nói đoạn trích Thúy Kiều ở Lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động

2. Thân bài

  • Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích: lầu Ngưng Bích hoang vắng, bao la đến rợn ngợp
  • Tâm trạng buồn tủi, chán ngán của Kiều: Cảnh vật ở lầu như cũng chia sẻ và đồng cảm với nàng
  • Nỗi nhớ cha mẹ và người yêu của Kiều: những lời độc thoại nội tâm của nhân vật, bốn câu nhớ về người yêu, bốn câu nhớ về cha mẹ
  • Nỗi ước vọng xa xăm của Kiều: Rồi nàng trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển

3. Kết bài

Ý nghĩa việc miêu tả tâm trạng Thúy Kiều ở Lầu Ngưng Bích: Nguyễn Du đã thực sự hiểu được nỗi lòng Kiều, để rồi ca ngợi tấm lòng cao đẹp của Kiều.

II. Bài tham khảo

Có thể nói đoạn trích  Kiều ở Lầu Ngưng Bích là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, tác giả Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng của Kiều rất xuất sắc. Đoạn thơ thể hiện được nỗi buồn cô đơn, tủi hờn và tấm lòng thủy chung nhân hậu của Kiều danh cho cha mẹ và Kim Trọng.

>> Xem thêm:  Giải thích và bình luận câu tục ngữ: “Ta về ta tắm ao ta...”

Trong sáu câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích hoang vắng, bao la đến rợn ngợp. Ngồi trên lầu cao sẽ thấy phía trước là núi non trùng điệp, ở trên đầu là vầng trăng sáng như sắp chạm đầu, ở dưới lại là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như bụi hồng nhỏ bé. Tất cả đã tô đậm nên cuộc sống cô đơn, lẻ loi của Kiều:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân…

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia…

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

phan tich nghe thuat mieu ta tam trang thuy kieu trong doan trich kieu o lau ngung b - Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giữa một không gian mênh mông trải dài rộng ra trước mắt, Thúy Kiều không khỏi xót xa, đau đớn. Chữ “bẽ bàng” đã lột tả được tâm trạng của Kiều khi ấy: vừa chán ngán, buồn tủi về số phận, vừa xấu hổ trước mây sớm đèn khuya. Cảnh vật ở lầu như cũng chia sẻ và đồng cảm với nàng bức tranh thiên nhiên như có hồn, là tâm cảnh của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Nỗi nhớ cha mẹ và người yêu của Kiều được tác giả miêu tả rất xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của nhân vật, bốn câu nhớ về người yêu, bốn câu nhớ về cha mẹ, nỗi nhớ chàng Kim được nói đến trước bởi đây là nỗi nhớ nồng nàn và sâu thẳm nhất:

>> Xem thêm:  Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy có một khổ thơ như sau: "Trăng... mình." Phút thoáng giật mình của tác giả có phải cũng là phút thoáng giật mình của người đọc? Viết đoạn văn phân tích khổ thơ để làm rõ ý kiến của em

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng…

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.”

Sự thổn thức của một trái tim yêu đương đang chảy máu, nỗi nhớ ấy thật tha thiết và mãnh liệt. Ngày nào nàng còn cùng chàng Kim nặng lời ước hẹn trăm năm, bỗng dưng lại trở thành kẻ phụ bạc, lỗi hẹn với chàng. Kiều nuối tiếc về mối tình đầu trong trắng của mình, thấm thía cảnh cô đơn và nang hiểu hơn ai hết sẽ không bao giờ gột rửa được tấm lòng son sắt, thủy chung mà nàng dành cho Kim Trọng. Tiếp theo, Kiều đau lòng khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già tựa cửa trông con, nàng băn khoăn, trăn trở, nghĩ đến bổn phận làm con của mình. Trong hoàn cảnh đó, những suy nghĩ và tâm trạng của Kiều đã chứng tỏ nàng là một người con rất mực hiếu thảo.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Hình như Kiều đang mong ngóng cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ xa xa, không rõ, như một ước vọng mơ hồ, càng lúc càng xa. Rồi nàng trông ngọn nước mới từ cửa sông chảy ra biển, ngọn sóng xô cánh hoa phiêu bạt như thân phận của mình không biết đi đâu về đâu. Cuối cùng, nỗi buồn ấy dội lên kinh hoàng khi ầm ầm sóng kêu quanh ghế ngồi, hình ảnh đó vừa thực vừa ảo, sóng vỗ dưới chân như đầy hiểm họa và muốn nhấn chìm Kiều xuống vực.

>> Xem thêm:  Đoạn văn tả cây hoa mai ngắn hay nhất

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tranh tâm trạng. Thiên nhiên thay đổi theo diễn biến tâm trạng của con người, tác giả Nguyễn Du đã thực sự hiểu được nỗi lòng Kiều, để rồi ca ngợi tấm lòng cao đẹp của Kiều, giúp người đọc hiểu thêm về tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh.

Bài viết liên quan