Trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan


Qua Đèo Ngang là thi phẩm đặc sắc có giá trị không chỉ về nội dung mà còn kết tinh tài năng nghệ thuật của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan. Em hãy trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. 

I. Dàn ý chi tiết cho đề trình bày nội dung và nghệ thuật của Qua Đèo Ngang

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và bài thơ, khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Các tác phẩm của bà rất ít nhưng lại mang giá trị rất to lớn, trong số các sáng tác của bà, bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã bộc lộ được tài năng độc đáo của bà

2. Thân bài

  • Nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”: Cảnh chiều tà tĩnh mịch, hoang vắng, rồi cảnh trời bảng lảng bóng hoàng hôn hoang vắng khiến cho con người đứng trước cảnh tượng ấy không khỏi có tâm trạng buồn
  • Biện pháp đảo ngữ và từ láy: Nhưng cảnh buồn thì vẫn hoàn buồn, vẻ cô quạnh hoang vắng lại càng thêm đìu hiu. Buổi hoàng hôn cũng là lúc hoạt động của con người dần lắng xuống, không còn sôi động như mọi thời điểm khác
  • Nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả: Tiếng cuốc kêu như ứng với tiếng lòng tha thiết, mãnh liệt nhất trong tâm tư tình cảm của bà gửi về đất nước, còn tiếng gia gia như gợi niềm thương nhớ bà gửi về nơi cố hương xa xôi
  • Những nỗi niềm thầm kín của tác giả: Tác giả dù đứng trong khung cảnh ấy nhưng cũng không thể giãy bày và bày tỏ với ai, đó là những nỗi buồn sâu lắng của tác giả luôn chất chứa trong lòng. Mảnh tình riêng đó chỉ riêng bà và cảnh biết thôi
>> Xem thêm:  Ca dao là lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh ý kiến trên

3. Kết bài

 Ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình, cả hai mặt nội dung và nghệ thuật được hòa quyện vào nhau một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện và mang một sắc thái riêng biệt.

II. Bài tham khảo cho đề trình bày nội dung và nghệ thuật của Qua Đèo Ngang

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Các tác phẩm của bà rất ít nhưng lại mang giá trị rất to lớn, trong số các sáng tác của bà, bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã bộc lộ được tài năng độc đáo của bà trong việc thể hiện bức tranh phong cảnh Đèo Ngang và những nỗi niềm sâu lắng thầm lặng của chính mình.

Điểm nổi bật trong bài thơ chính là nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” với việc sử dụng ngôn ngữ thật quý phái mà đượm buồn. Ta bắt gặp trong bài thơ của bà là một quang cảnh buồn, hoang vắng và cô quạnh.

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”

trinh bay noi dung va nghe thuat bai tho qua deo ngang cua ba huyen thanh quan - Trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Đó là cảnh hoàng hôn “bóng xế tà” với màu hoàng hôn tím sẫm, bao trùm khoảng không gian và thời gian buồn gợi nhớ nhất trong ngày. Cảnh chiều tà tĩnh mịch, hoang vắng, rồi cảnh trời bảng lảng bóng hoàng hôn hoang vắng khiến cho con người đứng trước cảnh tượng ấy không khỏi có tâm trạng buồn. Hình ảnh thiên nhiên được tác giả gợi đặc tả với những nét hoang sơ và hùng vĩ:

>> Xem thêm:  Tình quê hương đất nước là một nét nổi bật của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp. Phân tích những nét chung và riêng của cảm hứng về quê hương đất nước trong các bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng cầm), Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

“Cỏ cây chen đá lá chen hoa”

Dường như tác giả đã cố gắng tìm kiếm sức sống nơi cảnh hoang vắng ấy, và động từ “chen” gắn với cây cổ và hoa lá đã khiến cho cảnh vật trở nên sinh động hơn, có sức sống mãnh liệt hơn. Sự kết hợp đó là chủ ý của nhà thơ muốn nhấn mạnh vẻ đẹp của mảnh đất Đèo Ngang này, tuy hoang vắng, tĩnh mịch nhưng sức sống thiên nhiên hoang sơ vẫn luôn tràn đầy. Bài thơ có sự xuất hiện của con người nhưng chỉ là thoáng qua, nhỏ bé và mờ nhạt, đó là những người dân lao động nghèo, vất vả, cuộc sống sinh hoạt bình lặng đến tẻ nhạt, thiếu sự phát triển:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo ngữ ở mức cao nhất nhằm làm nổi bật lên bóng dáng của con người trong bức tranh thiên nhiên đó. Nhưng cảnh buồn thì vẫn hoàn buồn, vẻ cô quạnh hoang vắng lại càng thêm đìu hiu. Buổi hoàng hôn cũng là lúc hoạt động của con người dần lắng xuống, không còn sôi động như mọi thời điểm khác. Hơn nữa vùng đất nơi đây lại vốn vắng vẻ, thưa người,chỉ có vài chủ tiều, chỉ có mấy nhà chợ. Chính vì cả con người và cảnh vật đều đượm buồn mà Bà Huyện Thanh Quan khó có thể vui vẻ, hờ hững trước cảnh vật. Bà bộc lộ tâm trạng của mình qua những âm thanh của con chim:

>> Xem thêm:  Cuộc thi Viết văn học trò quý III/2018

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Tiếng cuốc kêu như ứng với tiếng lòng tha thiết, mãnh liệt nhất trong tâm tư tình cảm của bà gửi về đất nước, còn tiếng gia gia như gợi niềm thương nhớ bà gửi về nơi cố hương xa xôi.

“Một mảnh tình riêng ta với ta”

Tác giả dù đứng trong khung cảnh ấy nhưng cũng không thể giãy bày và bày tỏ với ai, đó là những nỗi buồn sâu lắng của tác giả luôn chất chứa trong lòng. Mảnh tình riêng đó chỉ riêng bà và cảnh biết thôi.

Qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình, cả hai mặt nội dung và nghệ thuật được hòa quyện vào nhau một cách nhuần nhuyễn, điêu luyện và mang một sắc thái riêng biệt.

Bài viết liên quan