Tuần 11 – Thực hành một số phép tu từ ngữ âm


Tuần 11 – Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Hướng dẫn

I. TẠO NHỊP ĐIỆU VÀ ÂM HƯỞNG CHO CÂU

1. Nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh (cùng với các phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ) đã tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho một lời tuyên ngôn trong đoạn văn trích trong Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.

– Đoạn văn có nhịp điệu cân xứng: nhịp dài "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay / một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay", nhịp ngắn "dân tộc đó phải được tự do! / Dân tộc đó phải được độc lập!". Nhịp ngắn kết thúc câu khiến lời văn trở nên đanh thép hùng hồn.

– Phép lặp cú pháp, lặp từ ngữ ("Một dân tộc đã…. ", "Dân tộc đó phải được…."), từ "độc lập" là một âm tiết đóng, đứng ở vị trí kết thúc đoạn văn khiến lời văn trở nên đanh thép, rắn rỏi.

Những điều đó đã tạo ra một âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn của tác giả.

2. Tác dụng của âm thanh, nhịp điệu (có sự phối hợp với phép lặp từ ngữ và kết cấu cú pháp) trong việc tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng của lời kêu gọi cứu nước trong đoạn văn trích trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.

>> Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ về nhận định Chiến và Việt trong Những đứa con trong gia đình vừa có nét giống nhau vừa khác nhau

– Âm thanh, nhịp điệu câu văn ngắn gọn, đanh chắc diễn tả nhịp độ khẩn trương, cấp bách của công cuộc cứu quốc. Lời văn vì thế là mệnh lệnh thúc giục nhân dân ta đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.

– Sự phối hợp với các phép lặp từ ngữ, lặp cú pháp: "Bất kì…", "Ai có… dùng…" khiến cho lời văn trở nên đanh thép, rắn rỏi, hùng hồn.

3. Nhịp điệu và âm hưởng của đoạn văn trích trong Cây tre Việt Nam của Thép Mới thích hợp với việc khẳng định, ngợi ca sức mạnh, ý chí kiên cường của cây tre, hình ảnh tượng trưng cho con người Việt Nam. Nhạc tính của đoạn văn được tạo nên bởi cách ngắt nhịp rất sáng tạo của nhà văn.

– Trong ba câu đầu (nhất là ở câu thứ ba), tác giả sử dụng dấu phẩy để ngắt nhịp liên tiếp các vế câu nhằm liệt kê những chiến công của tre. Hơn nữa, cũng ở câu thứ ba, giữa các vị ngữ, tác giả sắp xếp theo kiểu nhịp ngắn trước, nhịp dài sau ("giữ làng / giữ nước / giữ mái nhà tranh / giữ đồng lúa chín.") tạo nên âm hưởng du dương của lời ngợi ca.

– Trong hai câu văn cuối, tác giả không dùng từ để cấu tạo câu đơn (theo mô hình quen thuộc chủ ngữ -là – vị ngữ) mà tiếp tục dùng dấu phẩy để ngắt nhịp các vế câu. Cách làm này cũng tạo nên âm hưởng mạnh mẽ dứt khoát của những lời tuyên dương công trạng, khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của "cây tre Việt Nam".

II. ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH

1. Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu trong các câu thơ của Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến.

a)

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Trong hai câu thơ trên, Nguyễn Du lặp và phối hợp sử dụng 4 lần phụ âm đầu (/) trong các tiếng lửa lựu lập loè. Phép điệp âm giúp miêu tả được hình ảnh những bông hoa lựu đỏ tươi lấp ló, thấp thoáng sau vòm lá.

b)

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

(Nguyễn Khuyến – Thu ẩm)

Câu thơ của Nguyễn Khuyến cũng có sự phối hợp các phụ âm đầu / (4 lần) trong một câu thơ: "làn", "lóng lánh", "loe". Phép điệp âm diễn tả hình ảnh ánh trăng phản chiếu trên mặt nước ao, những vòng tròn nước lan ra, những gợn sóng lóng lánh như dát bạc.

2. Về đoạn thơ của Tố Hữu:

Lá bàng đang đỏ ngọn cây

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời

Mùa đông còn hết em ơi

Mà con én đã gọi người sang xuân!

(Tiếng hát sang xuân)

Trong đoạn thơ trên, vần "ang" được lặp lại nhiều nhất: 7 lần. Vần "ang" là một vần mở. Việc điệp vần đó nhiều lần gợi ra không gian mênh mang, rộng mở của bầu trời và của lòng người khi mùa xuân đến.

3.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

(Quang Dũng – Tây Tiến)

Đoạn thơ trên dựng lên khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự gian lao, vất vả của cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp của nhiều yếu tố.

>> Xem thêm:  MS240 - Phân tích đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải, từ đó nêu lên quan niệm về người đàn ông lí tưởng

– Các yếu tố từ ngữ: từ láy gợi hình "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút"; phép đối: ("Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm", "Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống"; phép lặp từ ngữ "ngàn thước", phép nhân hoá "súng ngửi trời" (hình ảnh những đầu súng ẩn hiện trong mây như chạm tới trời). Tất cả những điều đó gợi sự hiểm trở, cô quạnh, hoang vu của con đường hành quân.

– Nhịp điệu và âm hưởng các câu thơ không đều nhau. Ba câu thơ đầu, nhà thơ sử dụng nhiều thanh trắc gợi sự gập ghềnh, heo hút, hiểm trở của con đường núi. Nhưng ở câu thơ cuối, tất cả các tiếng đều là thanh bằng thể hiện được không gian mênh mang, gợi sự mềm mại và êm ả.

Mai Thu

Bài viết liên quan