Tuần 2 – Viết bài làm văn số 1 (bài làm ở nhà)
Tuần 2 – Viết bài làm văn số 1 (bài làm ở nhà)
Hướng dẫn
I – ĐỀ BÀI THAM KHẢO
1. Hãy ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về một trong các sự việc, hiện tượng hoặc con người sau.
– Những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.
– Thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông hoặc sang xuân,…).
– Một người thân yêu nhất của anh (chị): cha, mẹ, anh, chị hoặc bạn,…
2. Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện mà anh (chị) đến nay vẫn không thể nào quên (ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lược ngà, Bố của Xi-mông,…).
3. Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về một bài thơ hoặc một nhà thơ mà anh (chị) yêu thích.
II – HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Ôn lại những kiến thức và kĩ năng:
– Về làm văn đã được học trong chương trình THCS, chú ý về văn biểu cảm và nghị luận.
– Về tiếng Việt: về câu, các biện pháp tu từ,…
2. Quạn sát, tìm hiểu và tìm cách diễn đạt những xúc cảm, suy ngẫm về những hiện tượng quen thuộc, gần gũi trong đời sống.
3. Đọc lại những tác phẩm văn học yêu thích:
– Tìm hiểu lại một lần nữa những nội dung cơ bản và những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm (hoặc đoạn trích).
– Ghi lại những cảm nghĩ của mình về toàn bộ hoặc về một mặt, một khía cạnh nào đó trong tác phẩm (hoặc đoạn trích).
– Xem lại những kiến thức và kĩ năng làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận trong chương trình THCS.
III – GỢI Ý CÁCH LÀM CÁC ĐỀ BÀI CỤ THỂ
Đề 1. Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước vào trường THPT. Với đề bài này, học sinh cần nêu được các ý sau:
Mở bài: Giới thiệu vằ nêu cảm nghĩ chung về niềm vui, niềm hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT.
Thân bài:
Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường:
+ Khung cảnh trường (rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…).
+ Những khuôn mặt mới (thầy cô, bạn bè – cảm giác lạ lẫm nhưng lại có một sợi dây vô hình gắn bó, gần gũi).
Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên:
+ Lời thầy Hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã).
+ Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây niềm xúc động chung ra sao?).
– Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên: Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng nhưng cả lớp hoà nhập nhanh và hào hứng như lúc còn là học sinh lớp 9; buổi học qua nhanh nhưng có nhiều ấn tượng.
Kết bài:
Cảm giác vui vẻ bâng khuâng. Trong lòng dấy lên một niềm tin yêu phơi phới vào tương lai.
Đề 2. Cảm nghĩ về: Thiên nhiên và đời sống của con người trong thời khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông, sang xuân hoặc sang hè).
Nội dung bài làm văn này phụ thuộc yào việc người viết chọn thời khắc chuyển mùa là lúc nào. Mỗi khoảnh khắc giao mùa lại có những dấu hiệu riêng rất đặc trưng. Theo đó nó cũng mang một giá trị thẩm mĩ riêng. Điều quan trọng là bài làm cần nêu được những nét tinh tế ấy.
Có thể tham khảo một dàn ý khái quát chung cho loại đề này:
Mở bài:
– Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào lúc giao mùa.
– Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
– Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ… ) để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
Thân bài:
– Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các ao úa tàn,…).
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn,…).
– Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt,…).
+ Con người: vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông),…
Kết bài:
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt "trở mình" rất duyên của trời đất.
Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan, giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.
* Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như: Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến,…
Đề 3. Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của anh (chị):
Cảm nghĩ về mẹ, cha, bạn bè,… đều có thể xây dựng một bố cục bài viết giống nhau, chỉ khác nội dung các ý. Dưới đây là một dàn bài nêu cảm nghĩ về mẹ.
Mở bài:
– Chọn một câu ca dao, câu nói, câu hát,… về mẹ để vào đề (mở bài gián tiếp):
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Tình mẹ bao ta như biến thúi bình dụt dào…
– Tinh mẹ như núi cao, biển rộng, sông sâu. Mẹ lớn lao mà gần gũi và yêu thương biết mấy. Mẹ không chỉ là tuổi thơ với những câu hát ru ngọt ngào êm ả mà mẹ còn là cây cao bóng cả che chở suô’t cuộc đời bé nhỏ của con.
Thân bài:
– Miêu tả những nét ấn tượng về vẻ bề ngoài của mẹ (dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, đôi tay,…). Tất cả gợi lên những ấn tượng của em về mẹ: mẹ hiền hoà, thân thiết và giàu yêu thương.
– Cảm nhận chung về cuộc sống và công việc hằng ngày của mẹ: mẹ đảm đang tháo vát, dù bận trăm công ngàn việc (việc đồng áng hay việc cơ quan), mẹ vẫn chăm chút lo lắng chu đáo cuộc sống của cả gia đình (lo bữa ăn, giấc ngủ, lo cho con cái học hành,…). Cuộc sống của mẹ bình thường và rất giản đơn nhưng đó là một sự hi sinh cao cả.
– Những tình cảm riêng của mẹ đối với em: Là con út,… em được chiều chuông chăm bẵm nhiều hơn. Ngoài ra, mẹ còn dạy bảo rất nhiều. Và hơn thế, chính mẹ là tấm gương sáng vể cách ứng xử giao tiếp, về nghị lực để chúng em noi theo.
– Lời tự nhủ của bản thân: Cố gắng học tập để làm hài lòng cha mẹ. Làm nhiều việc tốt để xứng đáng với những gì mẹ đã hi sinh cho cả gia đình.
Kết bài:
+ Mẹ là nguồn vui, là ánh sáng diệu kì soi đường cho cuộc đời của mỗi chúng ta,
+ Mẹ là nghị lực đê’ ta phấn đấu.
Đề 4. Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất về một câu chuyện mà anh (chị) đến nay vẫn không thể nào quên như: Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lược ngà, Bố của Xi-mông,…
Với loại đề này, thường phải căn cứ vào những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để nêu cảm nghĩ, tránh kể lể lan man, xa đề.
Ví dụ, với Chuyện người con gái Nam Xương có thể nêu dàn ý như sau:
Mở bài:
– Giới thiệu về tác phẩm (rút ra từ tập truyện nào? Của ai?).
– Ấn tượng lớn nhất của bản thân về tác phẩm là gì? (là tiếng nói lên án chiến tranh phong kiến và chế độ nam quyền. Đồng thời ngợi ca phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ).
Thân bài:
– Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.
– Nêu cảm nghĩ về:
+ Những nỗi vất vả và đau khổ của Vũ Nương. Nàng vất vả lam lũ một mình nuôi mẹ, nuôi con khi chồng ra trận.
Lúc gia đình được đoàn viên nàng đã bị chồng nghi oan, rơi vào tuyệt vọng rồi tự vẫn.
Vũ Nương là một hình tượng đẹp về người phụ nữ đảm đang tháo vát, thuỷ chung. Thế nhưng nàng cũng là hình ảnh tiêu biểu cho những nỗi đau và sự bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến (nỗi đau từ chiến tranh và từ sự độc đoán của chế độ nam quyền).
+ Hiện thực xã hội và hình ảnh người chồng.
Càng cảm thông và mong muốn được chia sẻ với Vũ Nương, ta càng căm ghét những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Đó chính là nguyên nhân sâu xa gây ra cảnh li tán và cái chết oan khuất của Vũ Nương.
Đáng giận và đáng trách hơn là hình ảnh người chồng. Sự độc đoán và mù quáng của anh chính là nguyên nhân giết chết người vợ thuỷ chung son sắt của mình.
– Nghệ thuật truyện: Câu chuyện ngắn nhưng giàu kịch tính và có những cách giải quyết tình huống độc đáo, bất ngờ. Vì thế nó gợi ra niềm thích thú và sự say mê cho người đọc.
Kết bài:
– Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn hay của văn xuôi trung đại Việt Nam.
– Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về cuộc sống và nhất là số phận người phụ nữ thời phong kiến. Từ đó chúng ta thêm yêu quý và trân trọng hơn cuộc sống hôm nay.
Đề 5. Cảm nghĩ về một bài thơ hoặc một nhà thơ.
– Hướng dẫn chung:
Cảm nghĩ về một bài thơ là cảm nghĩ về những nét độc đáo trong sáng tạo của người nghệ sĩ (nếu cảm nghĩ về một nhà thơ mà ta chưa gặp thì phải căn cứ vào bài giới thiệu tác giả của SGK hay những hiểu biết về tác giả qua sách, báo, ti vi, để lập ý)
– Dưới đây là dàn ý cảm nghĩ về một bài thơ (ví dụ bài thơ Bạn đến chơi nhà’)’.
Mở bài:
– Giới thiệu bài thơ (tác giả, hoàn cảnh ra đời).
– Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ (một lối tư duy nghệ thuật độc đáo sắc sảo và một tình bạn tha thiết chân thành).
Thân bài: Nêu cảm nghĩ.
– Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ hóm hỉnh và độc đáo:
+ Tuy hình thức giống như một bài thơ Đường luật nhưng bài thơ này có một cách kết cấu riêng (bảy câu trên là một ý và câu cuối cùng mang một ý).
+ Nhà thơ nói đến những thiếu thốn vật chất một cách hóm hỉnh, vui tươi (mọi thứ đều có nhưng không dùng được). Khách nghe cách tiếp đón ấy lại thấy thích thú mà vẫn hài lòng.
– Bạn đến chơi nhà là một bài thơ đề cao cái tình trong tình bạn.
+ Nói đến những thiếu thốn về vật chất là để khẳng định cái tình trong tình bạn.
+ Suốt cả bài thơ và nhất là câu thơ cuối như là một minh chứng đủ đầy về cuộc sống thanh bạch mà tình cảm thanh cao của nhà thơ.
Kết bài:
– Bài thơ là một nét đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
– Nó cũng nhắn nhủ chúng ta: Tình bạn cao quý chân thành không cần vật chất và danh lợi.
Mai Thu