Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn


Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn

Hướng dẫn

I – PHẦN LÍ THUYẾT

Gợi ý: Các câu hỏi ôn tập trong phần này đều là những câu hỏi yêu cầu tái hiện lại kiến thức lí thuyết đã học. Vì thế, cần xem lại mục lục, kiểm tra nội dung của từng bài rồi ôn lại theo những yêu cầu mà các câu hỏi đã nêu ra.

II – PHẦN LUYỆN TẬP

Tập tóm tắt nội dung các bài: Khái quát vân học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10, tập một); Nguyễn Du và bài Vănbản văn học {Ngữ văn 10, tập hai)

1. Gợi ý: Các bài được yêu cầu tóm tắt nêu trên đều là những bài có nhiều mục với nhiều nội dung phức tạp. Vì vậy muốn tóm tắt được dễ dàng, cần tiến hành theo các bước sau:

– Đọc lướt qua một lượt toàn bộ nội dung văn bản.

– Xác định những mục chính, những nội dung cơ bản của bài (xác định bằng cách tìm câu chủ đề của mỗi đoạn vãn).

– Tiến hành tóm tắt (bám vào các câu chủ đề vừa xác định được).

– Kiểm tra lại vãn bản tóm tắt và sửa chữa nếu thấy cần thiết.

2. Tham khảo văn bản tóm tắt dưới đây:

– Tóm tắt bài: Văn bản văn học.

Bài Văn bản văn học gồm ba phần lớn. Mở đầu bài viết trình bày những tiêu chí của một văn bản văn học (để phân biệt với những vãn bản thuộc phong cách khác). Theo những tiêu chí này, văn bản văn học là những văn bản đi sâu khám phá thế giới tình cảm, nhu cầu thẩm mĩ của con người bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng và tính thẩm mĩ cao. Thêm nữa, mỗi văn bản vãn học bao giờ cũng phải thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước thể loại riêng.

>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử

Sau khi đưa ra tiêu chí, bài viết tiếp tục trình bày cặn kẽ cấu trúc ba tầng lóp (tầng ngôn từ, tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa) của mỗi tác phẩm văn chương.

Bài viết kết thúc bằng việc đặt văn bản văn học vào quá trình tiếp nhận. Theo đó vãn bản của nhà vãn chỉ thực -sự trở thành tác phẩm vãn học thông qua việc đọc, thông qua sự cảm thụ của người đọc.

3. Áp dụng các bước nêu trên để hoàn thành văn bản tóm tắt hai bài viết còn lại.

Mai Thu

Bài viết liên quan