Tuần 27 – Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)


Tuần 27 – Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đặng Trần Côn (? -?), người làng Nhân Mục (làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Về sáng tác, ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

2. Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Cảnh Hưng, năm 1740, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đi đánh dẹp, nhiều thanh niên phải từ giã người thân ra trận. Cảm động trước những nỗi đau mất mát của con người nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, Đặng Trần Côn đã viết nên khúc ngâm này. Chinh phụ ngâm gồm 478 câu thơ làm theo thể trường đoản cú (các câu thơ dài ngắn không đều nhau).

Chinh phụ ngâm là khúc ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi – một đề tài vốn ít được thơ văn các thời kì trước chú ý. Vì thế ngay từ khi mới ra đời, nó đã được người đương thời đánh giá rất cao.

3. Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán. Hiện vẫn con tồn tại những ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề ai là dịch giả của bản dịch hiện nay.

Có ý kiến cho rằng bản dịch hiện đang sử dụng là của Đoàn Thị Điểm. Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, húyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc, nay thuộc Hưng Yên. Bà nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lấy chồng là tiến sĩ Nguyễn Kiều năm bà dã 37 tuổi. Sáng tác của bà ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm, còn có tập truyện khá nổi tiếng là Truyền kì tân phả.

Lại có thuyết nói dịch giả của Chinh phụ ngâm là Phan Huy ích. Phan Huy ích (1750 – 1822) tự là Dụ Am, người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), sau di cư ra ở Sài Sơn, phủ Quốc Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông đậu tiến sĩ nãm 26 tuổi. Sáng tác hiện còn Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục và dịch Chinh phụ ngâm.

4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là một trong những đoạn trích tiêu biểu viết về tình cảnh và tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong thời gian chồng ra trận, không có tin tức, không rõ ngày về. Đoạn trích trích từ câu 193 đến câu 216.

>> Xem thêm:  Tuần 21 - Tựa "Trích diễm thi tập"

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1. Trong thơ ca trung đại, thủ pháp tả cảnh ngụ tình là một trong những thủ pháp nghệ thuật khá quen thuộc, ở trong đoạn trích này, tác giả cũng dùng các yếu tố ngoại cảnh có tương quan với tâm trạng để diễn tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn của nhân vật. Trong những đêm cô đơn, buồn khổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư:

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Thời gian cứ thế trôi qua đau nhói còn nỗi tuyệt vọng kia cứ ngày một tăng dần. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người. Màn đêm sâu thẳm, âm u và tĩnh mịch còn được điểm thêm vào bởi những tiếng gà eo óc suốt năm canh. Tiếng gà là âm thanh duy nhất trong đêm nhưng nó ngay lập tức bị chìm đi trong cái cô tịch của đêm. Điểm thêm vào bức tranh sầu muộn ấy là bóng cây hoè:

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

thế nhưng nó cũng chỉ lại gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ mà thôi. Cảnh vật quạnh hiu bởi lòng ngươi đang sầu đau tê tái vì nỗi nhớ mong và sự khát khao hạnh phúc đang tràn ngập trong lòng. Âu đó cũng là cái quy luật tâm lí chung của con người mà ở đoạn sau chính Đặng Trần Côn đã viết:

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.

2. Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:

– Người chinh phụ ngày ngày không lúc nào nguôi ngóng trông chồng (rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng để chờ đợi một tin tốt lành nào đó báo người chồng sắp trở về) nhưng vẫn bặt tin.

– Đêm đêm, nàng lại thức cùng ngọn đèn leo lét với màn đêm hoang vắng và cô tịch trong sự đợi mong đến tiều tuỵ.

– Vì quá buồn đau, người chinh phụ cũng chẳng thiết tha gì với bản thân mình ‘(hương gượng đốt, gương gượng soi, sắt cầm gượng gảy)

3. Người chinh phụ buồn đau thất vọng, vì:

– Lo lắng cho sự an nguy của người chồng nơi chiến trận.

– Tuổi trẻ qua đi vội vã (hạnh phúc và tình yêu cũng sẽ mất theo – khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi).

– Niềm tin vào cuộc sống tưong lai mỏng manh và mờ nhạt.

4*. Trong đoạn trích, người chinh phụ hầu như không nói. Vì thế ngôn ngữ của nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm (qua lời kể và qua cách miêu tả của nhà thơ) hoặc là thứ ngôn ngữ kiểu nửa trực tiếp (vừa là của nhân vật, vừa là của tác giả). Dù không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình qua lời nói nhưng thống qua cảnh vật và sự bối rối trong hành động, có thể nhân vật đang buồn đau da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng. Tâm trạng của người chinh phụ hiện rõ sự thất vọng và tuyệt vọng.

>> Xem thêm:  Tuần 32 - Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà)

5. Nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát.

Thể thơ song thất lục bát là sản phẩm của sự kết hợp hài hoà giữa thể thơ lục bát của dân tộc và thể thơ thất ngôn của Trung Hoa. Thơ song thất lục bát có một cấu trúc khá đặc biệt: đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và câu bát; có cả vần chân lẫn vần lưng. Sự linh hoạt ấy, vô hình trung đã giúp cho thể thơ này có được nhạc điệu dồi dào (vừa có cái chắc khoẻ, réo rắt của thể thơ thất ngôn, vừa có được cái du dương, mềm mại của thể thơ lục bát). Có thể nhận thấy điều này trong khổ thơ:

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Như thế bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành sử dụng thể thơ song thất lục bát là hoàn toàn hợp lí, bởi chính sự lựa chọn này đã giúp bộc lộ một cách sâu sắc và tinh tế nhiều cung bậc tình cảm phức tạp của nhân vật trữ tình.

Ill – HUỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Để có thể viết được đoạn văn hay đoạn thơ miêu tả một niềm vui hay nỗi buồn của bản thân mình cần đọc tham khảo kĩ các trích đoạn thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tàm trong sách này để hiểu rõ đặc trưng của biện pháp. Sau khi nắm được cách thức, cần định hướng nội dung của đoạn văn (ví dụ niềm vui khi được đặt chân vào trường THPT, nỗi buồn khi một người thân qua đời hay khi phải chia tay một người bạn thân vì bạn chuyển đến ngôi trường mới,…), lập ý và lựa chọn cách trình bày rồi mới tiến hành công việc viết. Sau khi viết xong, cần đối chiếu lại với yêu cầu xem đoạn văn (đoạn thơ) đã đạt được chưa. Nếu cần, hãy sửa lại.

Mai Thu

Bài viết liên quan