[Văn mẫu học trò] Nghị luận về câu nói: Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc


[Văn mẫu học trò] Nghị luận về câu nói: Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu câu nói “Học vấn không có quê hương  nhưng người học phải có Tổ quốc”.

2. Thân bài:

2.1. Giải thích từ ngữ vế câu

+  “Học vấn” : là những kiến thức mà con người có thể tiếp thu được qua quá trình học tập và rèn luyện từ nhiều nguồn khác nhau.

+ “Học vấn không có quê hương”: có nghĩa kiến thức là bao la vô tận, không có nơi nào chứa đủ.

+ “Tổ quốc” là quê hương, đất nước, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi ấy có gia đình và những người thân yêu nhất của chúng ta

+ “ Người học phải có Tổ quốc”: người học luôn luôn tự

2.2. Bàn luận về câu nói “Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc”.

* Học vấn không có quê hương:

+ Kiến thức là kho tàng bao la và vô tận, không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy.

+ Sự hiểu biết của con người như một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc mênh mông mà kiến thứ thì baola vô tận, ta khó lòng có thể nắm bắt được nó.

+ Không nơi nào có thể chứa hết được

* Người học phải có Tổ quốc

+ Mỗi du học sinh hay người Việt Nam ra nước ngoài dọc hỏi đều vì mục đích muốn trở về nước để giúp ích và phát triển đất nước.

+ Con người học tập để nâng cao vốn tri thức, nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân. Không chỉ vì mục tiêu thành công, không chỉ vì tương lai của bản thân mà còn để phục vụ cho quê hương, đất nước.

2.3. Bài học

Nhận thức:

+ Chúng ta cần có trách nhiệm và ý thức để học hỏi không ngừng, tiếp thu vốn tinh hoa văn hóa vô cùng vô tận của nhân loại.

+Đồng thời cần phải ghi nhớ ý nghĩa của quê hương, ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân với quê hương.

Hành động:

+ Xác định mục tiêu học tập đúng đắn

+ Có ý thức rèn luyện bản thân

+ Lập mục tiêu và quyết tâm thực hiện  được ước mơ của bản thân.

>> Xem thêm:  Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về câu nói “Học vấn không có quê hương  nhưng người học phải có Tổ quốc”.

hoc van khong co que huong nhung nguoi hoc phai co to quoc - [Văn mẫu học trò] Nghị luận về câu nói: Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc

Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc

Bài văn tham khảo

Học vấn vốn là là kho tàng vô cùng vô tận, còn sự học của con người thì giống như Lênin từng nói “Học, học nữa, học mãi”, suốt đời cũng không chắc có thể trọn vẹn. Mỗi thời kì con người lại có những cách học, cách tiếp thu kiến thức khác nhau. Mỗi quốc gia, mỗi địa danh với nền văn minh cũng khác nhau lại mang đến cho ta những vốn tri thức khác nhau nhưng mục tiêu học tập mà ta hướng đến đều nhằm mục đích phát triển quê hương mình. Vậy nên, L.Pasteur đã từ có câu nói -“Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc”.ng-c

Câu nói của nhà bác học Louis Pasteur “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” đã thực sự gợi lên cho chúng ta nhiều suy nghĩ sâu xa. Trước tiên ta phải hiểu “Học vấn”  là những kiến thức mà con người có thể tiếp thu được qua quá trình học tập và rèn luyện từ nhiều nguồn khác nhau. Học vấn là cả một quá trình dài, kiến thức nó mang đến là bao la và vô tận, không bất kì nơi nào có thể chứa đựng đủ nó bởi vậy Louis Pasteur nói “Học vấn không có quê hương”. “Tổ quốc” là quê hương, đất nước, là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi ấy có gia đình và những người thân yêu nhất của chúng ta. Mỗi khi đi đâu xa ta cũng luôn luôn hướng về quê hương máu thịt của mình mong muốn góp chút sức lực để làm giàu đất nước. “ Người học phải có Tổ quốc” có nghĩa ta luôn muốn học tập tiếp thu thêm nguồn kiến thức để một lòng, một chí hướng phát triển quê hương của mình. Bạn có thể đi đến khắp mọi nơi trên thế giới, tìm đến những những miền đất vang danh với vốn học vấn nổi tiếng của nhân loại nhưng cái cốt lõi là học hỏi tiếp thu.

Tại sao nhà bác học Louis Pasteur lại nói như vậy? “Học vấn không có quê hương” quả là không sai. Từ xa xưa, kiến thức của nhân loại khởi nguồn từ nhiều nơi, và nhiều cách. Kiến thức về loài người cũng là mênh mông, đặc biệt những gì sâu xa kĩ lưỡng hơn về nó vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn. Con người được xuất phát từ loài vượn cổ để rồi tiến hóa qua nhiều giai đoạn mới trở loài người cao cấp như vậy. Có nhiều sự phát hiện lớn lao qua các giai đoạn, từ việc tạo ra lửa đến khai phá con người đã biết tạo ra dụng cụ lao động, biết trồng trọt, chăn nuôi, … Giờ đây, xã hội phát triển máy móc hiện đại hàng loạt ra đời cũng được tạo lên bởi kiến thức to lớn mà loài người phát hiện và học hỏi được.

 Chúng ta có học hỏi, có thành đạt đến đâu đi chăng nữa nhưng thứ chúng ta nhớ tới vẫn là quê hương, là tổ quốc máu thịt của mình. Có rât nhiều cách để góp sức mình xây dựng quê hương đất nước. Nhiều bạn du học sinh Việt Nam chọn cách ra nước ngoài tìm hiểu cách thức, học tập kiến thức, tiếp thu khoa học của nhiều nước phát triển để trở về xây dựng quê hương. Bạn có thể đi đến khắp mọi nơi trên thế giới, tìm đến những những miền đất vang danh với vốn học vấn nổi tiếng của nhân loại. Cùng một lĩnh vực học vấn, có rất nhiều trường học trên thế giới cùng đào tạo ra nhiều nhân tài. Con người học tập để nâng cao vốn tri thức, nâng cao năng lực và hoàn thiện bản thân. Không chỉ vì mục tiêu thành công, không chỉ vì tương lai của bản thân mà còn để phục vụ cho quê hương, đất nước. Tổ quốc mỗi người chỉ có một. Đó là điểm tựa chắc cho chúng ta có thể bay cao bay xa. Khi khôn lớn trưởng thành, chúng ta có thể rời xa quê hương để tìm kiếm những cơ hội phát triển bản thân, từng bước xây dựng tương lai và cuộc sống của mình

   Câu nói của nhà bác học Louis Pasteur “Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có Tổ quốc” quả là không sai. Có thể kể đến rất nhiều tấm gương như GS. Ngô Bảo Châu – niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, ông đã  được chính thức trao giải thưởng Fields – giải Nobel Toán học danh giá nhất tại Đại hội Toán học thế giới ICM 2010 tại Ấn Độ, trở thành nhà khoa học thứ 50 của thế giới được nhận giải thưởng này trong vòng 70 năm qua. Đích thân Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields cho Ngô Bảo Châu, sự đóng góp của ông là một điều vô cùng to lớn đối với sự phát triển đất nước. Hay một minh chứ khác đó là chủ tịch Hồ Chí Minh cả đời người đã sống và cống hiến cho đất nước, Bác chính là nguồn sống, ánh sáng của Cách Mạng. Người luôn một lòng hướng về quê hương và quyết tâm quay trở lại để lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

>> Xem thêm:  Soạn văn Dọn về làng của Nông Quốc Chấn đầy đủ chi tiết

Qua câu nói  của nhà bác học Louis Pasteur chúng ta có thể rút ra rất nhiều bài học. Chúng ta cần có trách nhiệm và ý thức để học hỏi không ngừng, tiếp thu vốn tinh hoa văn hóa vô cùng vô tận của nhân loại. Cần ý thức trách nhiệm của mình với đất nước. Đồng thời cần phải ghi nhớ ý nghĩa của quê hương, ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân với quê hương. Từ đó, xây dựng được kế hoạch, có thái độ quyết tâm với nhưng việc mình làm. Có ý thức rèn luyện bản thân. Lập mục tiêu và quyết tâm thực hiện được ước mơ của bản thân.

Học tập là một quá trình dài và vô tận. Mỗi chúng ta hãy cứ hết mình với nói, Chát hết với đam mê và khả năng của bản thân và luôn luôn có thái độ yêu quê hương đất nước, muốn đóng góp sức mình trong sự phát triển của nó. Dù đi đâu xa đi chăng nữa, nơi mà chúng ta trở về sau cùng vẫn là quê hương, là Tổ quốc thân yêu. Bởi “Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có Tổ quốc”.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan