[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tây tiến của Quang Dũng


[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Quang Dũng là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

– Bài thơ Tây Tiến nỗi nhớ đất và con người Tây Bắc, kỉ niệm một thời chiến đấu.

2. Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác:

Khi Quang Dũng rời xa đơn vị, chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lưu Chanh.

Khái quát về đoàn binh Tây Tiến

– Lực lượng: Thanh niên, học sinh, tri thức Hà Nội

– Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Việt Lào bảo vệ biên giới, đánh tiêu hao sinh lực địch ở thượng Lào và

– Điều kiện sinh hoạt, chiến đấu: Nguy hiểm, gian khổ, khó khăn

Phân tích tác phẩm

2.1. Đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến

+ Sông Mã

=> Tiếng gọi thân thương chìu mến

+ Nhớ chơi vơi

=> Nỗi nhớ thường trực cả không gian.

+ Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi sự hẻo lánh, xa xôi

+ Từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, điệp từ “dốc”, nghệ thuật điệp “Dốc lên … dốc lên”

=> gợi địa hình hiểm trở, quanh co, gập ghềnh.

+ “Chiều chiều”  “đêm đêm” “thác gầm thét”, “cọp trêu người”,

=> khẳng định cái uy lực khủng khiếp ngàn đời của chốn rừng thiêng nước độc.

2.2. Kỉ niệm đẹp về tình quân dân, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc

Đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân.

+ Từ ” Bừng lên” gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa.

+  “kìa em” thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cô gái vùng cao.

 Cảnh sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng :hoang vắng, tĩnh lặng, đượm buồn .

“hoa đong đưa”

“dáng người trên độc mộc”

2.3. Hình tượng người lính Tây Tiến

*Hiện thực chiến tranh

– Không mọc tóc

–  Da xanh màu lá

=> Hiện thực tàn khốc: Những người lính Tây Tiến ăn đói mặc rét, gian khổ, khó khăn đến cùng cực, và bệnh sốt rét hoành hành khiến họ phải xanh da, trụi tóc.

*Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

“Mắt trừng gởi mộng qua biên giới” : khí thế và quyết tâm của người lính Tây Tiến. Nỗi nhớ  quê hương sâu sắc.

*Sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến

– “Mồ viễn xứ” là những nấm mồ ở những nơi xa vắng hoang lạnh.

-“Chẳng tiếc đời xanh”: Ra đi không hẹn ngày về, hi sinh cả tuổi trả cả thanh xuân.

 “Anh về đất” Nói giảm nói tránh, sự hóa thân cho đất nước của người lính.

=> Tác giả nói về cái chết nhưng không hề bi lụy.

– Sông Mã gầm lên khúc độc hành

=> Lời chào, lời tạm biệt, tiếng gầm đau khổ, cô độc, tiếng khóc thương những người lính.

3.4. Lời thề, lời hẹn ước của tác giả

Lời thề son sắt thể hiện tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Tổng Kết: Giá trị nội dung và nghệ thuật

3. Kết bài:

Khẳng định lại sức sống của tác giả

phan tich bai tho tay tien - [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tây tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây tiến

Bài văn tham khảo

Quang Dũng là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Tây Tiến là  nỗi nhớ đất và con người Tây Bắc, kỉ niệm một thời chiến đấu.

Tây Tiến vừa là chí hướng hành quân, vừa là tên đơn vị quân đội được thành lập năm 1947. Tây Tiến có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Việt Lèo bảo vệ khu vực biên giới đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở phía Tây Bắc Bộ. Chiến sĩ Tây Tiến phần lớn là thanh niên, học sinh, tri thức Hà Nội. Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, tình thần, bệnh tật hoành hành. Năm 1948, Quang Dũng dời xa đơn vị trở sang một đơn vị khác. Viết về Tây Tiến là viết về một đoạn kí ức của thi nhân một đoạn đời sống và chiến đấu oanh liệt. Cả bài thơ là cơn sóng của nỗi nhớ đổ về mãnh liệt, hào hùng trong tâm hồn, nhớ về một tuổi trẻ với bao ấn tượng đẹp về đất và người Tây Bắc.

>> Xem thêm:  "Sóng” là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Anh (chị) hãy bình giảng khổ thơ dưới đây để làm sáng tỏ nhận định trên: "Con sóng dưới lòng sâu(...) Hướng về anh một phương"

Đối tượng đầu tiên của nỗi nhớ là dòng sông Mã:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”

Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết ngọt ngào, tác giả gọi Tây tiến, gọi dòng sông Mã thân thương như gọi chính một phần máu thịt của mình. Có lẽ, dòng sống ấy là dòng chảy của tình yêu, dòng chảy của một dòng kí ực hào hùng của tác giả. Dòng chảy ấy vẫn ngày ngày dội vào từng mảng kí ức của ông. Dòng sông Mã chảy theo từng bước chân, từng chận chiến đấu, từng cuộc vui liên hoan với binh đoàn. Sông Mã là chứng minh lịch sử sống động, là người bạn khăng khít của những người lính Tây Tiến.

Núi rừng Tây Bắc gần gũi thân thương với tác giả, dường như nó đã trở thành “ mảnh tâm hồn” của tác giả. Nỗi nhớ chơi vơi gợi lên sự dài rộng về không gian, gợi lên cái xa cách về thời gian.

Không chỉ nhớ núi rừng Tây Bắc Quang Dũng còn gửi nỗi nhớ vào từng địa danh, vào thiên nhiên nơi đây:

“Sài Khao xương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

“Sai Khao, Mường Lát” là hai địa danh tiếp theo được tác giả nhắc tới. Thiên nhiên được bao phủ bởi màn sương mù dày đặc rét buốt. Sương chảy khắp đường hành quân, khiến cho khác hành quân trải qua muôn vàn khó khăn. Khó khăn do địa hình cao, khó khăn bởi thời tiết, khó khăn bởi núi dốc hiểm trở:

“Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Hoa là biểu trưng cho cái đẹp, biểu trưng cho thiên nhiên mà dường như  ở đây nó để chỉ cho những người lính Tây Tiến. Mượn hình ảnh hoa để chỉ người lính đã đề cao tôn lên vẻ đẹp của các anh. Những người chiến sĩ ấy là cái đẹp, dường như họ cũng đang hòa mình vào thiên nhiên nơi đây. Càng đẹp hươn biết bao khi hình ảnh họ hành quân trong đêm ân hiện trong đêm “ hơi” đêm sưng mù bao phủ.

Không chỉ hành quân trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ấy, khung đường hành quân của những người lính còn vô cùng khó khăn hiểm trở.

“Dốc lên khúc khửu dốc thăm thẳm

Theo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

Nhịp thơ 2/2/3 nhưu lúc lên lúc xuống biểu hiện khung đường hành quân đầy khó khăn, nguy hiểm. Nói về cảnh núi non trập trùng, khúc khửu, Chinh Phụ Ngâm của tác giả đặng Trần Côn đã từng viết

“Hình khe Thế nui gần xa

Đứt thôi lại nối thấp đà lại cao?”

Thế nhưng, sự điệp trùng ấy có thể nhìn từ một nơi xa. Còn tả núi cao đến “ heo hút” nghàn thước lên xuống nơi súng có thể ngửi trời là một hình ảnh vô cùng độc đáo, nó thể hiện  một hình ảnh người lính mang trên mình khẩu súng đã vượt qua con dốc hiểm trở. Nó đồng thời cũng thể hiện hình ảnh vô cùng tinh nghịch của những người chiến sĩ trẻ hà thành trên khung đường hành quân. Hình ảnh nhân hóa vô cùng giản dị nhưng lại gợi lên vô vàn lớp nghĩa.

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”

Khi thân thể đang rã rời khi phải vượt qua khung đường hành quân dài và nguy hiểm kia thì người chiến sĩ lại hân hoan, ấm lại vì đã thấy bản làng ngay phía trước.

>> Xem thêm:  Phân tích nỗi niềm người kỹ nữ trong bài thơ Lời Kỹ Nữ của Xuân Diệu

Câu thơ đều là thanh bằng như làm dịu đi nỗi niềm cơ cực của người lính, như một tiếng thở phào nhẽ nhõm vì sắp tới đích. Rừng núi đại ngàn, hiểm trở được sưởi ấm bằng tình quân dân cả nươc, là vơi đi bao nhọc nhằn, thử thách mà người lính phải trải qua.

Thế nhưng, trong chiến đấu người lính Tây Tiến không chỉ đối diện với dốc cao vực sâu mà còn phải chịu những mất mát hi sinh :

Cách nói giảm nói  tránh về cái chết “không bước nữa” , “bỏ quên đời” gợi tư thế ngạo nghễ của người lính Tây Tiến . Dường như họ chủ động chấp nhận cái chết , coi nó chỉ đơn giản như một giấc ngủ mà thôi . Câu thơ này ta cũng có thể hiểu là sau trặng đường hành quân đầy khó nhọc, những người lính Tây Tiến gục lên súng mũ ngủ thiếp đi. Thế nhưng, chính cái  tư thế ” gục lên súng mũ” đầy xót xa nhưng cũng thật hào hùng . Hình ảnh về người lính anh dũng hi sinh ấy sau này ta còn bắt gặp trong “Dáng đứng Việt Nam” :

” Và anh chết trong khi đang đứng bắn

 Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng” .

 Câu thơ đã tiếp tục cảm hứng bi tráng khi xây dựng chân dung người lính Tây Tiến .

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét ,

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” .

Các từ láy chiều chiều đêm đêm kết hợp cùng biện pháp nhân hóa “thác gầm thét” đã nhấn mạnh vẻ bí hiểm , dữ dội ,hoang dã chứa đầy nguy hiểm , cái chết luôn luôn rình rập đe dọa người lính.

Hai câu thơ cuối đoạn lại đột ngột chuyển cảnh :

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai châu mùa em thơm nếp xôi.”

Trên khung đường hành quân đầy lạnh lẽo, thế nhưng chính tình người, tình quân dân cả nước đã phần nào sưởi ấm trái tim người lính. Tình quân dân cả nước trong thời kì kháng chiến cũng được Chế Lan Viên bày tỏ trong thi ca của mình:

“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng

Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương.”

(Tiếng hát con tàu)

Sau những ngày chiến đấu vất vả, gian lao “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” những chàng trai cô gái nắm tay nhảy điệu nhạc “e ấp” của dân tộc thiểu số vùng cao. Vẻ đẹp của con người nơi đây thật lung linh, bí ẩn có chút hoang dại làm say đắm tâm hồn biết bao người lính trẻ hào hoa, lãng tử nơi Hà thành.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 

Kìa em xiêm áo tự bao giờ 

Khèn lên man điệu nàng e ấp 

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.”

Cảnh sông nước Tây Bắc một chiều sương thật lãng mạn nhưng phảng phất nét buồn, như nỗi khắc khoải lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh của dân tộc, trước tình hình chiến sự đang đến hồi cam go quyết liệt:

“Người đi Châu mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ,

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.

Nhớ Tây Tiến là nhớ đến những chiều sương, nhớ đến những con thuyền độc mộc, nhớ đến “hồn lau nẻo bến bờ”. Nhớ nhiều, nhớ mãi “dáng người trên độc mộc”, nhớ không bao giờ quên hình ảnh nên thơ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử.

Qua khổ 3, chân dung đoàn binh Tây Tiến được chạm khắc bằng nét bút vừa hiện thực vừa lãng mạn. Đó là hình ảnh một đoàn binh với vẻ ngoài oai phong, lẫm liệt nhưng bên trong lại mang vẻ hào hoa, đa tình. Họ ra đi không hẹn ngày về, họ coi cái chết ‘ nhẹ tựa hồng mao.’

>> Xem thêm:  Phân tích hỉnh tượng nhân vật Đào trong truyện ngắn "Mùa Lạc" của Nguyễn Khải

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xành màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Quang Dũng đã chọn lọc, đã tinh lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể khái quát được gương mặt chung của cả đoàn quân. Cái bi và cái hùng là hai chất liệu chủ yếu của bức tượng đài, chúng hoà quyện, xâm nhập vào nhau, nương tựa, nâng đỡ nhau tạo nên vẻ đẹp bí tráng – thần thái chung của cả bức tượng đài.

Đó là hiện thực khốc liệt về chiến tranh, người lính Tây Tiến hoạt động ở vùng rừng núi hiểm trở mà người ta vẫn gọi là nơi rừng thiêng nước độc, chết vì bom đạn thì ít mà chết vì bệnh tật thì nhiều. Hiện thực đó khiến những người lính ‘đầu không mọc tóc’, ‘xa xanh màu lá’. Quang Dũng dùng từ “đoàn binh không mọc tóc” chứ không dùng “đoàn binh rụng tóc” có lẽ do những người lính của chúng ta chủ động để đầu trọc để chiến đấu.  Còn nhắc đến quân xanh, ta có thể hiểu đó là màu xanh của áo, màu xanh của lá ngụy trang cũng có thể là màu xanh làn da vì thiếu máu, vì bệnh tật. Dường như, những người lính chủ động để đầu trọc để dễ dàng đánh giáp lá cà với địch.  Những người lính qua cái nhìn của Quang Dũng lại trở nên oai phong, dữ dằn, lẫm liệt như những con hổ chốn rừng thiêng . Hai câu thơ đã đề cập đến một hiện thực, đó là căn bệnh sốt rét hiểm nghèo mà người lính thường mắc phải.

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.”

Hàng loạt các từ Hán Việt được tác giả sử dụng: áo bào, mồ, biên cương, viễn xứ tạo cho đoạn thơ sự cổ kính, trang nghiêm. Âm điệu câu thơ lúc này đây cũng lại chợt trầm và trùng xuống để độc giả thấy rõ hơn bản chất của sự việc thật sâu sắc. Những người lính ra đi với một lời thề son sắc, lời thề “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Một mùi chết chóc sực lên ở đoạn thơ này. Một màu sắc ảm đạm, u uất bao trùm khổ thơ. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng, nó hiện lên bi tráng mà không bi lụy. Những người lính ra đi không một manh chiếu bọc thây, họ về đất với sự thiếu thốn vốn có của người lính. Trong giây phút thiêng liêng về với đất mẹ của những linh hồn chiến sĩ, cũng là giây phút vĩnh quyết những người đồng đội, vang lên tiếng gầm của dòng sông Mã như một khúc độc hành bi tráng.

Bài thơ khép lại bằng  bốn câu  như nhấn mạnh thêm cái tinh thần “một đi không trở lại”, nhấn mạnh cái khí thế anh hùng, dũng cảm thấm nhuần trong ý chí khiên cường của những người lính Tây Tiến.

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thắm một chia phôi.

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”

Những người lính ra đi không hẹn ngày về. Họ ra đi và gieo trong mình một lời thề thủy chung, son sắt. Đó cũng chính là những nét phẩm chất đáng tự hào đáng được vinh danh của những người lính Tây Tiến.

Khép lại bài thơ Tây Tiến với những cảm xúc hào hùng,  vừa là khúc tráng ca, vừa là khúc trầm ca, vừa mang vẻ đẹp hào hoa, vừa chứa vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến. Tây Tiến và nhà thơ Quang Dũng sẽ mãi là viên ngọc sáng trong nền văn học Việt Nam.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan