Trình bày ý hiểu về câu nói: Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên


Bàn về thái độ với hoạt động cho và nhận, Brian Tracy từng nói “ Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên”. Anh chị hãy viết bài nghị luận trình bày ý hiểu của mình về ý kiến này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề: Cho và nhận trong cuộc sống không chỉ là việc san sẻ, giúp đỡ giữa con người với con người mà chính thái độ sống tốt đẹp ấy sẽ mang đến những hạnh phúc, ý nghĩa sống đích thực cho cuộc đời mỗi người. Bàn về vấn đề này, Brian Tracy cũng từng nói “ Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên”.

2. Thân bài

– Ý kiến của Brian Tracy đã đề cập đến vấn đề cho – nhận trong cuộc sống đồng thời đưa ra lời khuyên cho con người trong thái độ ứng xử với những gì mình đã cho đi và những gì mình được nhận lại từ người khác.

– “Hãy luôn cho đi mà không ghi nhớ”:

+ Cho đi ở đây là hành động san sẻ, hỗ trợ đối với những người cần đến sự giúp đỡ, đó có thể là những người kém may mắn, người đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

+ Hành động “cho đi” chỉ thực sự ý nghĩa nếu được xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện.

+ Khi giúp đỡ để mong muốn được báo đáp, nhận lại thì đó không phải “cho đi” mà đơn thuần chỉ là việc trao đổi.

–> Cho đi một cách vô tư, tự nguyện không đòi hỏi phải đáp đến sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta luôn nhẹ nhàng, thoắt li khỏi những toan tính, đánh giá thiệt hơn để sống hạnh phúc, an nhiên.

>> Xem thêm:  Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm cởi trói cho A Phủ

– Nếu ta ở vị trí của người được nhận thì những thứ ta nhận được cũng như tấm lòng của người từng giúp đỡ mình là thứ tuyệt đối không được lãng quên.

+ Trong cuộc đời ai cũng sẽ phải trải qua những khó khăn, những thăng trầm, và khi chúng ta vấp ngã, khó khăn sẽ không gì hạnh phúc hơn nếu như có người thấu hiểu, sẻ chia và sẵn sàng giúp đỡ mình.

+ Những người ở bên cạnh bạn cuối, giúp đỡ bạn bằng tất cả những gì họ có thể là những người đáng trân trọng nhất.

3. Kết bài

Câu nói “ Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên” đã mang đến cho chúng ta những bài học đáng quý về cách hành xử, thái độ với những gì cho đi và những gì được nhận lại.

II. Bài tham khảo

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết ra những lời ca đầy ý nghĩa “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi?”Cho và nhận trong cuộc sống không chỉ là việc san sẻ, giúp đỡ giữa con người với con người mà chính thái độ sống tốt đẹp ấy sẽ mang đến những hạnh phúc, ý nghĩa sống đích thực cho cuộc đời mỗi người. Bàn về vấn đề này, Brian Tracy cũng từng nói “ Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên”.

Ý kiến của Brian Tracy “ Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên” đã đề cập đến vấn đề cho – nhận trong cuộc sống đồng thời đưa ra lời khuyên cho con người trong thái độ ứng xử với những gì mình đã cho đi và những gì mình được nhận lại từ người khác.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện (đoạn trích) "Mùa lá rụng trong vườn" của Ma Văn Kháng
trinh bay y hieu ve cau noi hay luon cho ma khong ghi nho va luon nhan va khong lang quen - Trình bày ý hiểu về câu nói: Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên
Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên

“Hãy luôn cho đi mà không ghi nhớ”, cho đi ở đây là hành động san sẻ, hỗ trợ đối với những người cần đến sự giúp đỡ, đó có thể là những người kém may mắn, người đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Hành động “cho đi” chỉ thực sự ý nghĩa nếu được xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện. Khi ấy, mục đích của những hành động giúp đỡ, hỗ trợ của chúng ta là để sẻ chia, giúp những người khó khăn cải thiện cuộc sống mà không hề toan tính đến những gì mình nhận được nhận lại sau  những hành động ấy.

Khi giúp đỡ để mong muốn được báo đáp, nhận lại thì đó không phải “cho đi” mà đơn thuần chỉ là việc trao đổi. Vì vậy, khi ta chân thành muốn giúp đỡ một ai đó thì hãy giúp bằng cả tấm lòng chân thành của mình, thứ mà chúng ta cho đi có thể có giá trị không lớn, có thể là vật chất, có thể là tinh thần nhưng tấm lòng của chúng ta lại là thứ đáng quý nhất để lại trong lòng của người giúp đỡ.

Cho đi một cách vô tư, tự nguyện không đòi hỏi phải đáp đến sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta luôn nhẹ nhàng, thoắt li khỏi những toan tính, đánh giá thiệt hơn để sống hạnh phúc, an nhiên.

>> Xem thêm:  Tuần 7 - Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Cho đi tự nguyện, không ghi nhớ nhưng ngược lại, nếu ta ở vị trí của người được nhận thì những thứ ta nhận được cũng như tấm lòng của người từng giúp đỡ mình là thứ tuyệt đối không được lãng quên. Trong cuộc đời ai cũng sẽ phải trải qua những khó khăn, những thăng trầm, và khi chúng ta vấp ngã, khó khăn sẽ không gì hạnh phúc hơn nếu như có người thấu hiểu, sẻ chia và sẵn sàng giúp đỡ mình. Người ta thường nói, khi hoạn nạn mới biết chân tình, quả nhiên như vậy, khi chúng ta khó khăn, không còn thứ gì trong tay, những người ở bên cạnh bạn cuối, giúp đỡ bạn bằng tất cả những gì họ có thể là những người đáng trân trọng nhất. Bởi thứ họ “cho” ta không chỉ là những thứ vật chất có thể nhìn thấy, mà còn là thứ tình cảm chân thành đáng quý, đáng trân trọng.

Hãy luôn ghi nhớ những việc tốt, những hành động chân thành mà ta được nhận, và để báo đáp cho những ân tình ấy, chúng ta cần sống chân thành và hãy học cách cho đi bởi cuộc sống là “để cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Khi ta ghi nhớ và có ý thức báo đáp mối quan hệ mà chúng ta có được sẽ vững chắc và đáng quý hơn bao giờ hết.

Câu nói “ Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận và không lãng quên” đã mang đến cho chúng ta những bài học đáng quý về cách hành xử, thái độ với những gì cho đi và những gì được nhận lại. Và hãy sẻ chia vô tư, giúp đỡ chân thành, chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

Bài viết liên quan