[Văn mẫu học trò] Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành


[Văn mẫu học trò] Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:  

– Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã gắn bó máu thịt với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

–  Rừng xà nu là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên 

– Cây xà nu, một hình tượng vừa giàu ý nghĩa thẩm mĩ, vừa giàu ý nghĩa nhân sinh.

2. Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác

–  Tác phẩm “Rừng Xà Nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ.

– Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất

Hình tượng cây xà nu

Tần suất xuất hiện  cây xà nu:

– Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm

– Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện

=> Kết cấu hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi.

Cây xà nu và sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man.

– Đặc điểm của cây xà nu:

+ Là cây họ thông

+ Gỗ quý, nhựa rất thơm

+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sang mặt trời

=> Hình tượng xà nu trong tác phẩm gợi cho người đọc bức tranh Tây Nguyên hung vũ, thơ mộng.

Tính biểu tượng của cây xà nu

– Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ

– Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên

– Hình tượng hiên ngang, buất khuất của con người Tây Nguyên

>> Xem thêm:  Tả cánh đồng rau vụ đông ở làng em - Văn mẫu lớp 2

=> Chứng minh cho sự đau thương và anh dũng của làng Xô Man.

3. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ của em về hình tượng cây xà nu

– Hình ảnh nghệ thuật sang tạo của tác giả

– Hình ảnh ượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người.

phan tich hinh tuong cay xa nu - [Văn mẫu học trò] Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích hình tượng cây xà nu

Bài văn tham khảo

Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã gắn bó máu thịt với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.  TS Lã Nhâm Thìn đã từng nhận xét Nguyễn Trung Thành là một nhà văn sớm mở cánh cửa văn học vào mảnh đất Tây Nguyên, trên mảnh đất ấy nhà văn đã xây dựng được những lâu đài nghệ thuật nguy nga tráng lệ. Rừng xà nu là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm vừa giàu ý nghĩa thẩm mĩ, vừa giàu ý nghĩa nhân sinh.

Tác phẩm được sáng tác vào năm 1965, khi giặc Mĩ đổ quân ào ạt vào bãi biển Chu Lai, bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất mà đại diện là hình ảnh cây xà nu.

Mở đầu tác phẩm là cánh rừng xà nu giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù nhưng vẫn sống kiên cường, mạnh mẽ. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mữi tên lao thẳng lên bầu trời.” Khép lại câu truyện về người dân Tây Nguyên cũng vẫn là hình ảnh cây xà nu bạt ngàn bất tận như một khúc ca ngân mãi trong lòng độc giả. Mở đầu là hình ảnh đau thương mất mát, kết thúc là sức sống quật cường, bất diệt của cánh rừng xà nu. Cây xà nu trở thành linh hồn của mảnh đất Tây Nguyên này. Hình tượng cây xà nu vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng cho sức sống, sức mạnh của nhân dân làng Xô Man.

>> Xem thêm:  Tả một buổi trưa hè trên quẽ hương em.

Kết cấu hình tượng cây xà nu  xuyên suốtlà  trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi của tác phẩm.

Không chỉ vậy, hình tượng cây xà nu còn gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man. Xà Nu là một loại cây họ nhà thông, là loại gỗ rất quý, nhựa thơm và cháy rất đượm. Cây xà nu còn ham ánh sáng mặt trời, nó vươn lên để sinh tồn: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”.  Cây xà nu, rừng xà nu như những con người, những tâm hồn nó vừa là nhân chứng, vừa tham gia vào chiến đấu cũng vừa chịu đựng mọi gian nan, vất vả, đau thương do tội ác của kẻ thù, nhưng bất chấp tất cả, rừng xà nu vẫn vươn mình cường tráng, vẫn tồn tại bất chấp mọi đau thương. Hình tượng xà nu trong tác phẩm gợi cho người đọc bức tranh Tây Nguyên hung vũ, thơ mộng.

Cây xà nu là một phần máu thịt không thể thiếu trong đời sống của nhân dân làng Xô Man. Ngọn lửa xà nu để nấu ăn trong mỗi bếp, lửa xà nu cháy bập bufngtrong nhà ưng tập cả dân làng nghe cụ Mết kể chuyện về Tnú Xà nu còn tham gia trực tiếp vào những trận chiến lịch sử của buôn làng trước sự hung hãn của kẻ thù. Ngọn lửa ấy sáng rực trên tay cụ Mết dẫn cả làng đi vào rừng sâu lấy giáo, mác chuẩn bị chiến đấu. Rừng xà nu còn là bức tường thành vững chãi bao bọc, chở che cho buôn làng Xô Man. Mỗi ngày giặc đều bắn phá buôn làng thế nhưng “hầu như đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu bên cạnh con nước lớn.” Rừng xà nu chở che bảo vệ cả buôn làng trước mưa bom bão đạn “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đúng ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận băo. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép so sánh

Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho con người Tây Nguyên. Nó  là ỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ, nó biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên cái thế hiên ngang, buất khuất của con người nơi đây. Cây xà nu còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, chứng minh cho sự đau thương và anh dũng của làng Xô Man.

Nguyễn Trung Thành đã miêu tả một cách xuất sắc và thành công về hình tượng cây xà nu. Cây xà nu trong tác phẩm là một hình ảnh vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng. Đó là hình ảnh nghệ thuật sáng tạo của tác giả, nó tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan