[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ


[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tô Hoài và truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ

Giới thiệu nhân vật A Phủ

2. Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác:

Năm 1952, Tô Hoài cùng anh em bộ đội lên giải phóng vùng Tây Bắc

Chủ đề:

Số phận của người dân dưới chế độ phong kiến ở miền núi và sức phản kháng mãnh liệt trong con người họ.

Xuất thân của A Phủ

– Mồ côi cha mẹ,

– Bị bắt đem bán cho người Thái nhưng trốn được đến Hồng Ngài.

– Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh

– Tính tình phóng khoáng, bướng bỉnh và yêu lẽ phải, chính nghĩa

Bi kịch của A Phủ

– Đánh con quan

– Bị đánh đập dã man nhưng không kêu van nửa lời

=> Cứng rắn, gan dạ

– Chịu làm thân nô nệ cho cha con Thống lí để trừ nợ.

– Làm mất bò nhà thống lí.

– Bị đánh đập dã man

– Bị trói đứng giữa rừng

Tổng kết:

3. Kết bài:

Cảm nghĩ về nhân vật

phan tich nhan vat a phu - [Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Phân tích nhân vật A Phủ

Bài văn tham khảo

Lăn lộn cuộc đời suốt mấy mươi năm, Tô Hoài đã đi qua không biết bao mảnh đất, trái tim ông rung lên với biết bao số phận. Tây Bắc là nơi đã để lại cho ông không ít nhớ thương và khiến ông phải dừng chân chắp bút viết lên thiên truyện “Tây Bắc”. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được trích từ tập “Tây Bắc” có lẽ là một lời chào thân thương nhất mà Tô Hoài muốn dành tặng nơi đây. Nhân vật A Phủ là đại của người nông dân trong xã hội phong kiến bị áp bức nhưng lại có khát khao sống mãnh liệt.

>> Xem thêm:  Trình bày ý kiến của anh (chị) về quan niệm: "Văn học nghệ thuật là một mặt trận” (Hồ Chí Minh). Chứng minh bằng các tác phẩm của Hồ Chí Minh trong tập “Nhật kí trong tù”

Năm 1952, Tô Hoài cùng bộ đội tiến quân vào giải phóng Tây Bắc, đây là cơ hội để ông sống và tìm hiểu đất nước và con người Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ là số phận đau khổ của người dân dưới chế độ phong kiến ở miền núi và sức kháng tiềm tàng trong những con người nạn nhân nơi đây.

Vợ chồng A Phủ gồm 2 phần, phần đầu là không gian nghệ thuật ở Hồng Ngài. Nơi ấy thế lực thống trị như thống lí; thống quản; xéo phải,… họ nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Nơi ấy những con người lao động lượng thiện như A Phủ bị chà đạp, bị tước đoạt, quyền sống, quyền làm người bị dồn đén đường cùng.

A Phủ không phải nhân vật trung tâm của cả bài, cũng không xuất hiện ngay từ đoạn đầu của bài nhưng sự xuất hiện của nhân vật A Phủ ở phía sau lại khiến người đọc ám ảnh.

Xuất thân là một cậu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ sau một trận dịch đậu mùa. Có người bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Tuy mới mười bốn, nhưng A Phủ gan bướng, trốn thoát lên núi, rồi lưu lạc đến Hồng Ngài. Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa”, lao động giỏi, lại”săn bò tót rất thạo”. Vì thế, A Phủ trở thành niềm mơ ước của bao cô gái, bao gia đình “Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà”.

>> Xem thêm:  Dẫn chứng về bệnh vô cảm, thờ ơ

Dù mồ côi, nghèo đói thế nhưng A Phủ vẫn biết thế nào là đúng, là sai, thế nào là công lí , lẽ phải. Do tính tình phóng khoáng, bướng bỉnh và yêu lẽ phải, chính nghĩa nên A Phủ đã dám đánh lại con nhà quan khi hắn phá đám chơi ngày Tết. Hành động đó của A Phủ cho thấy chàng là một người anh hùng, dũng cảm. Thế nhưng cũng chính hành động ấy là nguyên cớ đẩy A Phủ đến cuối cùng của bi kịch.

Sau khi đánh A Sử, A Phủ bị cha con thống lí Pá Tra và bọn tay sai bắt và đánh đập vô cùng tàn bạo, dã man hơn cả thời trung cổ. Bọn thống lí và chức việc kéo đến ăn cỗ, hút thuốc phiện và đánh đập A Phủ suốt từ trưa đến hết đêm. Thế nhưng A Phủ quyết không van xin, không kêu van nửa lời. Hành động ấy của A Phủ chứng tỏ được sự cứng rắn, gan dạ của A Phủ. Cuối cùng, A Phủ đã phải chịu làm thân nô nệ cho cha con Thống lí để trừ nợ. Thế là cũng như Mị, A Phủ trở thành tên nô lệ chung thân.

Tưởng rằng, A Phủ sẽ được yên phận làm thân nô nệ, “làm nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, ngựa quanh năm một thân một mình, rong ruổi ngoài gò ngoài rừng” thì  A Phủ đã rơi vào thảm họa mới – làm mất bò nhà thống lí. A Phủ bị thống lí trói đứng ngoài rừng đợi chết.B ị trói đứng lại chịu đói, chịu cái lạnh cắt da cắt thịt, A Phủ phải đối diện với cái chết cận kề mà như cảm nhận của Mị thì chỉ ngày mai, ngày kia thôi người kia sẽ chết, chết đói, chết rét…cuối cùng cũng phải chết.

>> Xem thêm:  Tình yêu là niềm say mê đem lại hạnh phúc cho người khác

A Phủ đã dùng chính nước mắt của mình để cảm hóa, để thức tỉnh Mị. Giọt nước mắt của A Phủ dường như là giọt nước mắt của đau đớn, của tủi hờn, của lòng căm phẫn đến tốt cùng. Giọt nước mắt ấy cũng chính là một sự cầu cứu, một tia hy vọng của A Phủ trước bờ vực cái chết. Giọt nước mắt ấy cũng đã  tố cáo bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến, chúa đất ở miền núi khi xưa. Cuối cùng, Mị cắt đứt vòng dây cuối cùng, A Phủ đã vùng chạy nhưng vì bị trói đứng lâu ngày nên A Phủ khuỵa xuống. Nhưng chính khát khao sống bên trong đã thôi thúc để A Phủ vùng chạy, chạy khỏi nơi đau khổ để tìm đến tự do cho riêng mình.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật A Phủ điển hình cho số phận bất hạnh và sự vùng lên trên số phận của người dân lao động miền núi.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan