[Văn mẫu học trò] Suy nghĩ của em về tinh thần tự học


[Văn mẫu học trò] Suy nghĩ của em về tinh thần tự học

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu về tinh thần tự học. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề

2. Thân bài:

* Nêu khái niệm

+ Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại

+ Tự học là tính tự giác, chủ động  trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức,  tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình

* Vai trò của việc tự học:

+  Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống

+ Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác

+ Tính tự học sẽ giúp ta luôn tự tin trong cuộc sống bởi kiến thức mà mình có, biết chủ động xử lí tình huống một cách sáng suốt

* Làm thế nào để tự học tốt

+ Phải tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….hình thanh thói quen học tập kiến thức từ mọi người xung quanh

+ Xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức

* Phê phán

+ Thái độ phê phán với những con người thiếu tinh thần tự giác trong học tập, những cá nhân có tính ghét học

3. Kết bài:

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định của cá nhân về tinh thần tự học. Đúc kết bài học kinh nghiệm cho bản thân.

suy nghi ve tinh than tu hoc - [Văn mẫu học trò] Suy nghĩ của em về tinh thần tự học

Suy nghĩ của em về tinh thần tự học

Bài văn tham khảo

 Franklin đã từng nói rằng:” Học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng.” Học tập từ xưa đến nay luôn là một vấn đề được đặt lên hàng đầu. Nhưng học sao cho đúng cách và hiệu quả mới là vấn đề đáng lo ngại. Từ xưa cho đến nay, qua các tấm gương hiếu học người xưa đã đúc kết kinh nghiệp tự học là chính là cách hiệu quả nhất.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ của em về ca dao, dân ca Việt Nam

Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại. Nhưng thế nào là tự học? Tự học là tính tự giác, chủ động  trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức,  tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Có nhiều cách để ta lĩnh hội kiến thứ như đọc sách, tìm hiểu thông tin qua báo chí, các kênh thông tin internet,  quan sát từ thực tế…Chúng ta ngoài được học tập kiến thức từ thầy cô, cha mẹ ta còn có thể lĩnh hội kiến thức từ bạn bè và những người thân xung quanh. Kiến thức xung quanh ta là bao la vô tận, là một đại dương mênh mông, ta khó có thể nắm bắt hết được. Bởi vậy, việc tự tìm tòi, khám phá và tìm hiểu các nguồn kiến thức gần gũi xung quanh ta là điều đúng đắn. Việc tự học là một điều quan trọng không riêng gì bất cứ cá nhân nào cả từ trẻ đến già ai ai cũng có thể tự học.

Việc tự học đem đến cho ta vô vàn những lợi ích. Nếu chúng ta nghe giảng trên lớp nhưng về lại để đấy học đọc lại hay tìm hiểu thêm từ bài học thì chắc chắn kiến thức lưu lại trong đầu chúng ta sẽ chẳng còn là bao. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không ai sinh ra trên đời là hoàn hảo cả bản thân mỗi người phải biết tựu giá học tập ,biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình., có như vậy bản thân mới trở lên toàn diện hơn. Xây dựng được tính tự học mỗi bản thân sẽ biết cách học tập hiệu quả từ đó rút ngắn thời gian chạm đến ước mơ và hoài bão. Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác, Tính tự học sẽ giúp ta luôn tự tin trong cuộc sống bởi kiến thức mà mình có, biết chủ động xử lí tình huống một cách sáng suốt. Người có tính tự học luôn được mọi người xung quanh quý trọng và yêu mến.

Một mình chứng cho việc tự học là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phương pháp tự học của Bác Hồ là: Muốn nâng cao kiến thức trong quá trình tự học, mỗi người cần phải biết cách tận dụng triệt để thời gian và những điều kiện, phương tiện có sẵn trong xã hội, như thư viện, câu lạc bộ, sách báo, viện bảo tàng, các buổi nói chuyện, hội thảo,… Bác đã ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác vừa lao động kiếm sống, vừa tìm mọi cách và tận dụng mọi lúc, mọi nơi để tự học, nhất là học tiếng nước ngoài. Bác đã phải tự học các thứ tiếng để có thể giao tiếp và lĩnh hội kiến thức từ các nước, từ đó áp dụng và tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Hay chúng ta có thể nhắc tới Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà anh tự học và đã đỗ trạng nguyên

Lợi ích là thế nhưng liệu bản thân chúng ta đã biết cách tự học sao cho hiệu quả chưa? Tự học được hình thành từ thói quen của bản thân nhưng thói quen này cũng cần được sắp xếp cẩn thận và đúng đắn thì việc học mới trở lên hiệu quả. Chúng ta phải tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….hình thanh thói quen học tập kiến thức từ mọi người xung quanh. Mỗi cá nhân cần xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… Cần xây dựng thời gian biểu một cách hợp lí và cố gắng thực hiện tốt thời gian biểu mà mình đề ra. Có thói quen tìm tòi ận dụng tối đa thời gian trên lớp ghi chép thật tỉ mỉ để khi vè nhà ta có thể xe lại lời giải một cách dễ dàng. Tránh tình trạng ỷ lại trông chờ vào người khác, phải biết cách trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sống.

>> Xem thêm:  Vai trò của rừng trong cuộc sống của chúng ta

Mỗi cá nhân cần có thái độ phê phán với những con người thiếu tinh thần tự giác trong học tập. Đặc biệt là những cá nhân có tính ghét học. Ngày nay với sự phát triển ồ ạt của các công nghệ thông tin, việc học lại cáng trở lên sao nhãng đối với các bạn trẻ. Việc tập chung vào màn hình điện thoại, đua theo lối sống ảo đã khiến tình hình học tập giảm sút một cách rõ rệt. Ngoài ra, sự trông chờ vào người khác, chỉ học thuộc mà không hiểu rõ bản chất, nội dung kiến thức sẽ dẫn tới việc cá nhân bị chìm trong những con số điểm ảo, không thực chất đúng với năng lực bản thân, từ đó mà cá nhân thiếu đi sự hiểu biết để áp dụng vào thực tế. Một điều đáng lo ngại hơn nữa, là việc học sinh tự tìm cách cứu bản thân trong các kì thi bằng cách chép phao. Thật đáng buồn khi trong phòng thi, kiến thực của học sinh lại không nằm trng đầu nhưng lại đầy trong các tờ phao trong túi quần, trên bàn tay. Điều này thật đáng lên án.

Để khắc phục được tình trạng trên, mỗi cá nhân phải biết tự giác trong học tập. Cha me phụ huynh nên cần giám sát quan tâm con em mình hơn, rèn luyện tính tự giác trong học tập cho trẻ ngay từ khi còn bé. Nhà trường cần xây dựng phương pháp giảng dậy hợp lí tránh để cho học sinh cảm thấy chán nản hay buồn ngủ trong mỗi giờ học.Thường cuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí mang mục địch rèn luyện tính tự giác trong học tập.

Để có được sự tự tin khi bước ra cuộc sống mới thì ngay ngày hôm nay mỗi cá nhân hãy tự rèn luyện cho bản thân tính tự giác trong học tập. Hãy  xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức có như vậy bản thân mới nhanh chạm được đến ước mơ của mình.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan