Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng


Đề bài: Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng người lính Tây Tiến bất khuất, mạnh mẽ cùng nét hào hoa phong nhã. Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Tây Tiến không chỉ tái hiện được cái dữ dội của cuộc chiến tranh mà còn xây dựng thành công hình tượng của những người lính kiên cường, mạnh mẽ nhưng cũng đầy tài hoa, lãng mạn.

2. Thân bài

– Những người lính cũng là những con người bình thường, họ cũng có những giới hạn về sức lực và những giây phút lãng mạn, hào hoa của tuổi trẻ

– Hình tượng người lính Tây Tiến không bị lên gân một cách thái quá nhưng vẫn vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng với vẻ đẹp kiên cường cùng chất hào hoa, phong nhã của những chàng trai Hà Thành

– Bên cạnh những giây phút chiến đấu, người lính cũng là những con người có đời sống tinh thần vô cùng phong phú, lãng mạn  với giấc mơ về quê hương, về bóng dáng người thương “dáng kiều thơm”.

– Những người lính được xây dựng lên bởi những khoảnh khắc rất đời thường

– ở những phần sau của bài thơ, Quang Dũng lại hướng ngòi bút hiện thực đến những hi  sinh mất mát của họ.

– Những câu thơ gợi ra cái dữ dội của cuộc chiến tranh, trong không khí mưa bom bão đạn, những người lính đã ngã xuống, hình ảnh những nấm mồ vô danh đã mang đến những xót xa, đau đớn.

>> Xem thêm:  Dẫn chứng về bệnh thành tích

3. Kết bài

Hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng hiện lên vừa có cái oai hùng, kiên cường quen thuộc vừa có cái mới mẻ, độc đáo khi người lính ấy được khám phá, phát hiện trong chính thế giới tâm hồn đầy phong phú, trong ý chí kiên cường không gì có thể khuất phục.

II. Bài tham khảo

Là một thành viên trong binh đoàn Tây Tiến, có thể nói viết về Tây Tiến là viết về những tháng ngày không bao giờ quên trong cuộc đời cầm súng của chính nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ Tây Tiến không chỉ tái hiện được cái dữ dội của cuộc chiến tranh mà còn xây dựng thành công hình tượng của những người lính kiên cường, mạnh mẽ nhưng cũng đầy tài hoa, lãng mạn.

Bài thơ Tây Tiến từng bị đánh giá là ủy mị, tiểu tư sản vì đã đề cập đến những phần yếu đuối của con người nhưng thực chất bài thơ lại đến cho người đọc một hình ảnh chân thực hơn, rõ nét hơn về hình ảnh của người lính. Người lính Tây Tiến trong thơ Quang Dũng không bị lên gân một cách thái quá về sức mạnh, phẩm chất mà được khám phá theo những khía cạnh rất con người.

Những người lính cũng là những con người bình thường, họ cũng có những giới hạn về sức lực và những giây phút lãng mạn, hào hoa của tuổi trẻ:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

ve dep bi trang cua nguoi linh tay tien trong bai tho tay tien cua nha tho quang dung - Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Hình tượng người lính Tây Tiến không bị lên gân một cách thái quá nhưng vẫn vô cùng đẹp đẽ, thiêng liêng với vẻ đẹp kiên cường cùng chất hào hoa, phong nhã của những chàng trai Hà Thành. Trước hết đó chính là tinh thần bất khuất, kiên cường khi một lòng hướng về tổ quốc, quê hương. Hình ảnh “mắt trừng” vừa thể hiện sự quyết tâm vừa thể hiện được sự căm thù đối với quân xâm lược, chỉ bằng ánh mắt ấy thôi độc giả có thể cảm nhận được ý chí quyết tâm sôi sục của những người lính trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” bên cạnh những giây phút chiến đấu, người lính cũng là những con người có đời sống tinh thần vô cùng phong phú, lãng mạn  với giấc mơ về quê hương, về bóng dáng người thương “dáng kiều thơm”.

>> Xem thêm:  Hình tượng văn học đem đến những rung động thẩm mĩ trong anh (chị) làm cho anh (chị) tin yêu cuộc sống hơn

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục trên súng mũ bỏ quên đời”

Những người lính được xây dựng lên bởi những khoảnh khắc rất đời thường, sau khi vượt qua bao đèo dốc với những cuộc hành quân xuyên đêm, sức  lực của họ cũng đã chạm đến giới hạn của sự mệt mỏi, đó là những lúc gục trên súng mũ để nghỉ ngơi trong chớp mắt. Cũng qua câu thơ ta có thể hiểu được hiện thực dữ dội của cuộc chiến, khi những người lính đã dâng hiến tất cả sự sống, thanh xuân để thực hiện lí tưởng tưởng thiêng liêng của cuộc đời.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu tóc giữ oai hùng”

Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc gợi ra nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc, đó có thể là những mái đầu xanh bị rụng tóc do hoàn cảnh sinh hoạt khắc nghiệt nơi rừng thiêng nước độc, nhưng đó cũng có thể là do người lính chủ động cắt ngắn để tiện cho sinh hoạt và chiến đấu.

“ Rải rác biên cường mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Nếu ở những câu thơ đầu, nhà thơ Quang Dũng xây dựng lên hình tượng những người lính hào hùng với khí thế quyết tâm ngút trời cùng một thế giới tâm hồn lãng mạn, hào hoa thì ở những phần sau của bài thơ, Quang Dũng lại hướng ngòi bút hiện thực đến những hi  sinh mất mát của họ.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Suy nghĩ về bệnh thành tích, một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay

Những câu thơ gợi ra cái dữ dội của cuộc chiến tranh, trong không khí mưa bom bão đạn, những người lính đã ngã xuống, hình ảnh những nấm mồ vô danh đã mang đến những xót xa, đau đớn. Tuy nhiên, bằng cảm quan lãng mạn,Quang Dũng đã lí tưởng hóa cái chết của họ để trở nên thiêng liêng hơn.

Ngay cả khi đã hi sinh, những người lính cũng chỉ có bộ quân trang cùng “anh” về đất. Viết về cái chết, sự hi sinh nhưng Quang Dũng đã lựa chọn hệ thống từ hán việt để cho nhịp thơ không bị trùng xuống hay bi lụy yếu đuối mà trở nên lãng mạn, có sức bay bổng.

Hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng hiện lên vừa có cái oai hùng, kiên cường quen thuộc vừa có cái mới mẻ, độc đáo khi người lính ấy được khám phá, phát hiện trong chính thế giới tâm hồn đầy phong phú, trong ý chí kiên cường không gì có thể khuất phục.

Bài viết liên quan