Phân tích nhân vật Chiến Và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi


Phân tích nhân vật Chiến Và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi

Mở bài Nhân vật Chiến Và Việt trong “những đứa con trong gia đình”

“Những đứa con trong gia đình” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi được viết trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, sau đó được in trong tập “Truyện và kí” (1978). Nếu cần chọn một câu văn có khả năng thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm thì đó là câu nói của chú Năm: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”. Đó là dòng sông truyền thống gia đình, được thể hiện qua các nhân vật trong tác phẩm. Trong đó nhân vật chính của tác phẩm là Chiến và Việt luôn toát lên vẻ đẹp của một thế hệ thanh niên luôn khao khát cống hiến cuộc đời của mình cho đất nước.

Thân bài Nhân vật Chiến Và Việt trong “những đứa con trong gia đình”

Chiến- Người con gái ấy hiện lên qua dòng hồi tưởng của Việt, mang vóc dáng và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh: Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ, cháy nắng, thân hình chắc nịch… Vẫn là vẻ ngoài của người phụ nữ sinh ra để gánh vác, để chịu đựng để chiến đấu. Chiến có tính kiên nhẫn và sớm ý thức truyền thống gia đình điều này thể hiện ở chi tiết Chiến kiên nhẫn đọc cuốn sổ của chú Năm. Chiến đảm đang tháo vát, trước ngày lên đường nhập ngũ, Chiến thu xếp mọi việc đâu vào đấy, viết thư cho chị hai, gửi thằng út cho chú Năm nuôi, căn nhà cho xã mượn làm trường học…Chiến giống mẹ từ cái vóc dáng, cái cựa mình, tiếng hú đến cách sắp đặt việc nhà”. Chiến giải thích với em: “Tao cũng lựa ý má nếu má còn sống chắc má tính vậy nên tao cũng tính vậy. Đó là tình tiết giàu ý nghĩa thể hiện sự tiếp nối truyền thống gia đình của những đứa con. Những việc làm của Chiến khiến chú Năm cũng phải khâm phục: “Khôn! Việc nhà nó thu xếp được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế đặng bề nước non. Con nít chúng bay đánh giặc khôn hơn chú hồi trước”. Đoạn văn gây không khí xúc động khi kể về chuyện hai chị em khiêng bàn thờ má đi gửi có chi tiết: Chiến nâng bổng chiếc bàn thờ lên chứng tỏ thế hệ sau đã khôn lớn trưởng thành vững vàng hơn thế hệ trước.

>> Xem thêm:  Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để từ đó giải thích tại sao tác giả đặt cho truyện của mình cái tên như vậy

Cũng có lúc Chiến rất trẻ con như những lúc Chiến tranh công bắt ếch, bắn tàu chiến Mĩ với Việt, nhưng bao giờ Chiến cũng nhường nhịn em. Chỉ mỗi việc ghi tên tòng quân là Chiến không nhường, vì đó là niềm khát khao được đi trả thù cho ba má.

Chiến còn là một cô gái gan góc, dũng cảm, giàu lý tưởng yêu nước, nhưng cũng rất duyên dáng và nữ tính. Cũng như hầu hết các thanh niên Việt Nam, những ngày đánh Mĩ, Chiến kháo khát được trực tiếp cầm súng đánh giặc, sau khi má mất, Chiến giành nhau với em trai để được di tòng quân. Chiến đi đánh giặc không vì những sốc nổi của tuổi trẻ, hay những mộng mơ lãng mạn mà có ý thức rất rõ mục đích ra đi của mình. Mục đích đó thật cao đẹp thiêng liêng trả thù nhà đền nợ nước. Chiến cũng xác định được đi tòng quân là đi vào nơi xa xôi, gian khổ ác liệt, nơi “chân trời mặt biển” và đặc biệt chị ra đi với một quyết tâm sắt đá “tao đã thưa chú Năm rồi, đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu nếu giặc còn thì tao mất”. Đó là câu trả lời, đâu chỉ thể hiện mối thù không đội trời chung với giặc Mĩ, mà câu nói đó có vút lên ánh sáng một lời tuyên thệ một lời thề kiên trung “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, nó bộc lộ lòng yêu nước lớn lao, tinh thần hi sinh vì đất nước.

Việt là nhân vật chính trong tác phẩm, cũng là khúc hạ lưu khi con sông sắp đổ vào biển lớn như Chiến. Khác với Chiến khôn ngoan, già dặn trước tuổi, Việt là cậu con trai mới lớn nên do đó tính ngay thơ trẻ con khá rõ. Việt hiếu thắng không chịu nhường chị. Mặt khác, Việt rất hiếu động theo bản tính con trai, thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, “đi bộ cầm súng tự động…cái ná thun vẫn nằm gọn trong túi áo.”. Việt vô tư, phó mặc cho chị lo toan, thu xếp về việc nhà cửa. Chị bàn bạc chuyện gia đình, Việt thì ừ ào cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm trong lòng tay rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Lúc nào Việt cũng cảm thấy mình trẻ con trước anh Tánh và anh Công: Đi chiến đấu không sợ chết, không sợ giặc, chỉ sợ ma: sau lúc bị ngất tỉnh dậy “rất thèm vào bếp lục cơm nguội” theo thói quen như còn ở nhà, gặp được đồng đội tìm thì Việt có vẻ ” giống hệt thằng Út em…khóc đó rồi cười đó.”

Nhưng Việt cũng là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm và đã lập được những chiến công góp phần vẻ vang thêm truyền thống gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ Việt đã thừa hưởng sự gan góc dũng cảm của ba má, sự gan gọc rất Nam bộ. Khi ba bị giặc chặt đầu, nỗi đau đớn và sự căm thù đã khiến Việt không còn biết sợ. Việt cùng hai chị và má bám riết theo kẻ thù, “cứ nhè cái thằng vừa liệng đầu mà đá”.

Mang trong mình dòng máu gia truyền của những con người Nam bộ quật cường, gan góc, khi chưa vào quân ngũ, hai chị em Việt đã đánh được tàu chiến của địch trên sông Định Thủy, vừa kế đúc truyền thống của cha anh đi trước vừa góp phần làm vẻ vang hơn truyền thống chống giặc ngoại xâm của của dân tộc Việt Nam ta trong những năm chống Mĩ cứu nước. Cả hai chị em đều sứng đáng là dũng sĩ diệt Mĩ. Chiến là tiểu đội trưởng bộ đội nữ địa phương của tỉnh bến tre, còn Việt là một anh giải phóng quân đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch trong một trận giáp lá cà. Điều đó đã đáp lại phần nào nguyện vọng của má.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tự tin và mất tự tin

Khi Việt bị trọng thương, lạc đồng đội, phải nằm một mình ở chiến trường. Việt có những ý nghĩ ngồ ngộ mà vẫn ngời sáng phẩm chất anh hùng: Trên trời có mày, dưới đất có mày trong khu rừng này chỉ có mình tao. Mày bắn được tao thì tao cũng bắn được mày. Việt luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, chủ động tìm giặc mà đánh, hai bàn tay dập nát chỉ còn ngón trỏ cử động được luôn đặt sẵn ở cò súng.

Kết luận Nhân vật Chiến Và Việt trong “những đứa con trong gia đình”

Quan hệ giữa các thành viên, cái khúc của dòng sông gia đình: mỗi người phải tự làm nên khúc sông của mình, khúc sông sau phải chảy xa hơn khúc sông trước. Trăm sông đổ vào một biển, gia đình là tế bào của xã hội những cá nhân anh hùng sẽ tạo nên một dân tộc anh hùng. Câu nói giản dị, giàu hình ảnh, đặc trưng cho cách nói của người dân Nam bộ, thể hiện ý tưởng độc đáo của nhà văn, tư tưởng sâu sắc về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, lối trần thuật hiệu quả, tài khắc họa nhân vật sống động, giàu cá tính, tác phẩm có cách tiếp cận chiến tranh độc đáo này xứng đáng được tôn vinh như một trong những truyện ngắn hay nhất của văn học chiến tranh.

Bài viết liên quan