Bình luận câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn


Cùng với quá trình học tập, lĩnh hội những tri thức xã hội, người học còn cần tu rèn về đạo đức, cách ứng xử. Theo quan niệm dân gian, việc đầu tiên cần học về lễ nghĩa, đạo đức, sau đó mới học văn hóa, đúng như câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Em hãy bình luận về câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Giới thiệu về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn”

  • Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng đều phải rèn đức, luyện tài, đó không phải là việc ngày một ngày hai mà phải trải qua quá trình lâu dài và bền bỉ
  • Câu “tiên học lễ hậu học văn” câu tục ngữ vừa là lời dạy vừa là truyền thống quý báu mà ông cha ta để lại.

2. Thân bài

-Giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”

  • Tiên là gì?: Tiên có nghĩa là trước tiên, trước nhất, luôn được ưu tiên hàng đầu
  • Hậu là gì?: Hậu là sau
  • Tiên học lễ được hiểu: Con người cần phải học lễ nghĩa, học đạo lí làm người, học cách đối nhân xử thế
  • Hậu học văn được hiểu: Học văn chương, học các môn văn hóa, tìm hiểu các kiến thức về xã hội xung quanh, tích lũy kiến thức cho bản thân

-Ý nghĩa của câu tục ngữ trên ghế nhà trường

  • Học không chỉ học văn hóa mà còn học cách làm người
  • Đạo đức và phẩm chất quyết định đến tinh thần và thái độ học tập

-Ý nghĩa câu tục ngữ trong xã hội hiện nay

  • Nhiều trường hợp suy thoái đạo đức, ứng xử thiếu văn hóa
  • Mỗi học sinh cần hiểu rõ ý nghĩa và lời dạy
  • Triết lí sống đối với các bạn học sinh, nhấn mạnh vai trò của kết hợp học lễ và học văn
>> Xem thêm:  Bình luận ý thơ sau trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”

3. Kết bài

Cảm nghĩ bản thân: Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với bất kì ai đều cần có cái nhìn đúng đắn, đặc biệt là thế hệ trẻ.

II. Bài tham khảo

         Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng đều phải rèn đức, luyện tài, đó không phải là việc ngày một ngày hai mà phải trải qua quá trình lâu dài và bền bỉ. Luôn luôn trao dồi vốn kiến thức của mình để nâng cao nhận thức, tích lũy kĩ năng kinh nghiệm cho bản thân. Chẳng đâu xa lạ cho sự rèn luyện đó là câu “tiên học lễ hậu học văn” câu tục ngữ vừa là lời dạy vừa là truyền thống quý báu mà ông cha ta để lại.

“Tiên học lễ hậu học văn”

          Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng vô cùng xúc tích, thể hiện đầy đủ những phẩm chất mà một người học trò cần có, một trong những cách học để trở thành người phù hợp với chuẩn mực của xã hội. “Tiên” có nghĩa là trước tiên, trước nhất, luôn được ưu tiên hàng đầu còn “hậu” được hiểu là sau. Tiên học lễ nghĩa là trước tiên con người cần phải học lễ nghĩa, học đạo lí làm người, học cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, cách cư xử của một người cũng đủ để thể hiện nội tâm bên trong, tính cách của người đó, vì vậy mà việc rèn lễ nghĩa là vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách một con người.

binh luan cau tuc ngu tien hoc le hau hoc van – van mau lop 9 tuyen chon - Bình luận câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn
Bình luận câu tục ngữ Tiên học lễ, hậu học văn – Văn mẫu lớp 9 tuyển chọn

Hậu học văn nghĩa là sau khi học lễ nghĩa mới đến học văn chương, học các môn văn hóa, tìm hiểu các kiến thức về xã hội xung quanh, tích lũy càng nhiều kiến thức cho bản thân càng tốt, học tập theo nhiều hình thức khác nhau miễn sao là có cái nhìn chân thực và hiểu rõ bản chất của vấn đề. Cuối cùng là lời dạy ẩn sâu bên trong câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại cho những thế hệ sau này, Câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc nhằm khuyên răn con người sống ở trên đời phải học lễ nghĩa trước, biết coi trọng đạo lí làm người sau đó mới đến học văn chương. Câu tục ngữ này đã trở thành châm ngôn sống khắc sâu vào tâm hồn người Việt qua hàng nghìn năm lịch sử và giá trị của nó sẽ mãi trường tồn cùng thời gian.

>> Xem thêm:  Hãy tả một người thân của em

         Mục đích của việc đến trường là để học nhưng không chỉ đơn thuần là học kiến thức văn hóa mà quan trọng hơn là học cách làm người, đây mới là sứ mệnh cao cả của giáo dục. Muốn những thế hệ trẻ sẽ trở thành những người làm chủ. Đất nước thì trước tiên phải dạy chúng cách làm người, coi trọng lễ nghĩa phép tắc, có tấm lòng bao dung nhân hậu, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn… tất cả những điều ấy đều cần thiết cho thế hệ trẻ. Đạo đức và phẩm chất của một người học sinh quyết định trực tiếp đến tinh thần, thái độ học tập và kết quả học tập của người học sinh đó.

          Trong xã hội hiện nay có rất nhiều trường hợp bị suy thoái đạo đức, không coi trọng lễ nghi phép tắc, ứng xử thiếu văn hóa, coi thường những chuẩn mực vốn có mà bất kì ai đều phải có, sống với phần con lớn hơn phần người… Hiện tượng con cãi cha mẹ, học sinh nói tục chửi bậy, cãi lại thầy cô, đánh đập bạn bè ngày càng phổ biến. Cũng chính vì vậy mà câu tục ngữ trở nên đúng và quan trọng hơn bao giờ hết, mỗi người học sinh cần học cách hiểu rõ ý nghĩa ẩn sâu bên trong đó chứ không phải đọc thuộc lòng câu tục ngữ như một khẩu hiệu treo trên mỗi lớp học, đây cũng là một điều đáng buồn và đáng lo ngại cho tương lai của các bạn trẻ sau này.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ

           Câu tục ngữ giống như một triết lí sống, rất phù hợp với các bạn học sinh. Tiên học lễ, hậu học văn muốn nhấn mạnh rằng con người phải “học lễ” trước sau đó mới đến “học văn”. Tuy nhiên, “hậu học văn” không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ việc học tập văn hóa bởi vì có kiến thức văn hóa xã hội tốt thì chúng ta mới có thể trở thành những người chủ tương lai của đất nước. Bên cạnh việc học lễ nghĩa thì các bạn học sinh vẫn cần phải trau dồi kiến thức văn hóa của mình ở tất cả các khía cạnh để có thể phát triển bản thân một cách toàn diện. Khi con người có cả hai yếu tố đức và tài, lễ và văn thì chắc chắn bạn sẽ cống hiến được rất nhiều cho đất nước và sẽ được mọi người kính trọng.

             Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với bất kì ai đều cần có cái nhìn đúng đắn, học không bao giờ là có điểm dừng đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, những người sau này sẽ đưa đất nước vươn xa hơn nữa so với những gì mà chúng ta đã đạt được.

Bài viết liên quan