Suy nghĩ của em về bạo lực học đường


Suy nghĩ của em về bạo lực học đường

Bài làm

Đã hơn 40 năm, chúng tôi còn nhớ mãi lời “Thầy”, những năm sau ngày Thầy mất, hầu như ngày giỗ của Thầy, học trò cũ với điều kiện thuận lợi cho phép, không hẹn đều đến nhà, thắp nén hương trước di ảnh của Thầy. Và cũng ở nơi đây, chúng tôi những người bạn học cũ có dịp gặp lại nhau, nhắc nhỡ lại kỷ niệm xưa.

Thuở chúng tôi còn tuổi học trò, Thầy đã dạy chúng tôi những điều rất “thật”, cho đến giờ này tóc chúng tôi đã bạc, đã có cháu gọi bằng Ông, bằng Bà. Nhưng những điều Thầy dạy rất “thật” ấy vẫn còn cần đến.

Vấn đề trọng tâm của giáo dục, trường lớp các cấp đếu mong muốn đào tạo học sinh trở thành “nhân tài”, mai sau này trở thành những con người hữu dụng cho đất nước, cho gia đình và xã hội.

Thầy đã giải thích với chúng tôi, thật rõ ràng tách bạch về hai chữ “nhân tài”

Thầy dạy và kể chó chúng tôi nghe những câu chuyện về chữ Nhân và chữ Tài.

Về chữ Tài, Thầy nói, mai này khôn lớn, sự ưa thích, sự cố gắng, hoàn cảnh gia đình hổ trợ thuận lợi, ý chí phấn đấu, chăm ngoan các em sẽ thành đạt trong học tập, với kiến thức, với bằng cấp sẽ có chức danh trong xã hội, trở thành ông này, bà nọ, có những điều kiện thuận lợi giúp ích cho xã hội, gia đình, có những công việc phục vụ con người, đất nước.

Còn chữ “Nhân” ở đây, chính là sống đúng nghĩa con người, biết ứng xử hợp lý với mọi vấn đề, biết cẩn ngôn, lòng tự trọng, sự cảm thông tha thứ và cũng trong chữ Nhân, Thầy còn dạy chúng tôi qua những câu chuyện kể lại, qua sách vở về lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước của tiền nhân, lịch sử đất nước, những anh hùng dân tộc, tinh thần đạo lý hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, tình cảm gia đình, bạn bè thân hữu và láng giềng.

>> Xem thêm:  Phân tích Bình Ngô dại cáo để chứng minh cho nghệ thuật chính luận tài tình của Nguyễn Trãi

Kết lại về hai chữ Nhân và Tài, Thầy chỉ mong chúng tôi khi xa rời mái trường, khôn lớn bước vào đời, sống với đời giữ vững mãi mãi chữ Nhân.

Ngày nay, vấn đề bạo lực học đường là một trong những nỗi lo của xã hội, gia đình và nhà trường. Thực tế, khi nhìn vào thế hệ học sinh hôm nay, chúng ta cần tầm nhìn bằng sự cảm thông đối với các em. Do sự hội nhập, không có sự tư vấn hổ trợ, lựa chọn, nhất là không được dạy dỗ, trang bị đầy đủ về những điều chuẩn mực trong học đường và gia đình. Vì thế, đương nhiên khi va chạm thực tế với đời thường, các em có những nếp suy nghĩ và lối hành xử không đúng.

Có những việc xảy ra, được gọi là bạo lực học đường, với những lý do đôi lúc người trong cuộc, gia đình và nhà trường đều không thể nào hiểu. Vì sao nên nỗi?!

Những cụm từ rất đơn giản mà bây giờ không ít các em được hiểu, được biết để nói lên, để giải quyết một phần nào vấn đề gây ra, những việc đáng tiếc xảy ra đó là lời “Cảm ơn” và lời “Xin lỗi”. Một lời xin lỗi sẽ nhận được sự cảm thông, tha thứ, một lời cám ơn sẽ khiến mọi người gần nhau và tôn trọng nhau hơn.

Bạo lực học đường cũng có một phần lớn do hệ quả từ môi trường gia đình. Tham dự các phiên họp Hội đồng kỷ luật, các thành viên đều từng bước đánh giá, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, góp ý để thống nhất việc xử lý với mục đích giáo dục là chính, làm sao cho các em nhận biết cái lỗi của mình, giúp đỡ hướng sửa sai, biết nhận lỗi và chịu trách nhiệm. Có lẽ do hoàn cảnh sống thực tế, với nhiều nỗi lo về cuộc sống, cơm áo gạo tiền, xung đột tình cảm trong gia đình nên đối với các em, gia đình không còn là mái ấm, là nơi để các em được quan tâm, được học và để vui sống. Thiếu thốn tình cảm, sống trong vòng tay người thân ông, bà, cô, chú, vắng tình cha, thiếu thốn tình mẹ (ly hôn, gãy đổ, mất mát) thiếu sự gần gũi, không người tâm sự giải bày, không có truyền thống gia đình đã phần nào hạn chế việc hình thành nhân cách, nếp suy nghĩ sống tốt của các em. Tuổi trẻ có những hoài vọng, muốn chứng tỏ năng lực, sự hiểu biết của mình, các em cần có một chỗ đứng, đôi lúc bị chèn ép, bị xem thường, đánh giá thấp. Và để khẳng định mình, với sự nổi loạn trong nếp suy nghĩ, muốn nổi trội để chứng tỏ đẳng cấp, các em đã thể hiện bằng những cử chỉ, lời nói và hành động thái quá.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về một bài ca dao mà anh (chị) yêu thích

Muốn giải quyết vấn đề bạo lực học đường, cũng như với trách nhiệm chung đối với sự nghiệp giáo dục “Gia đình, xã hội và nhà trường” cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, bằng những việc làm cụ thể, tạo sự cảm thông, chia sẻ, gần gũi, giúp đỡ các em học sinh có những suy nghĩ chính chắn, nhận thức đúng đắn về những mối quan hệ và có những lối ứng xử phù hợp.

Ở lứa tuổi học sinh, các em được đến trường là hạnh phúc và may mắn, đến trường thật hạnh phúc vì các em được sự quan tâm của xã hội, sự chăm lo yêu thương trong vòng tay ấm áp của gia đình và sự truyền đạt kiến thức, rèn luyện đạo đức, dạy dỗ yêu mến của Thầy Cô, còn may mắn ở đây là lứa tuổi học sinh của các em, vì một lý do hoặc hoàn cảnh nào đó, còn có một số em kém may mắn không được đến trường phải sớm vào đời.

Các em luôn mong muốn sự quan tâm của mọi người, luôn mong muốn mọi người phải làm mọi điều cho các em, chúng ta phải cho các em hiểu thật rõ ràng, là tuổi trẻ các em đừng đòi hỏi quá nhiều đối với xã hội, gia đình và nhà trường. Các em phải tự suy nghĩ và đánh giá lại chính bản thân, tuổi trẻ các em đã làm được những gì cho xã hội, gia đình và nhà trường. Với lứa tuổi học sinh đến trường, chúng ta phải giúp đỡ và định hướng cho các em. Các em cần phải xác định tư tưởng một cách nghiêm túc, là học sinh các em đến trường để làm gì?!

Bài viết liên quan