Hướng dẫn soạn văn Sóng của Xuân Quỳnh – Chương trình Ngữ văn 12


Đềbài: Hướng dẫn soạn văn Sóng cung cấp hệ thống lời giải chi tiết, đầy đủ nhất nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập và tìm hiểu tác phẩm. Các bạn hãy tham khảo bài soạn dưới đây nhé!

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Âm điệu, nhịp điệu bài thơ khi nhẹ nhàng, êm ái, khi lại da diết, mạnh mẽ. Âm điệu, nhịp điệu ấy được tạo bởi các yếu tố:

  • Thể thơ 5 chữ ngắn gọn, súc tích.
  • Hình ảnh thực của những con sóng: khi mạnh mẽ xô bờ, khi lại dịu dàng đùa cùng cát trắng.
  • Cảm xúc của tác giả: đó là cảm xúc của người con gái đang yêu. Lời thơ cũng chính là tiếng lòng của tác giả.
  • Vần thơ: vần chân, vần cách gợi nên hình ảnh những con sóng nối tiếp nhau xô bờ.

Câu 2: Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này

Sóng là hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ. Đó là một hình ảnh thực, được diễn tả một cách sinh động. Sóng được khắc họa qua những từ ngữ diễn tả đặc điểm, trạng thái: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ. Âm điệu bài thơ nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, khi lại thầm thì sâu lắng mô phỏng những con sóng lúc mạnh mẽ xô bờ, lúc miên man dịu dàng…Sóng có tính cách, có tâm hồn. Không chỉ mang ý nghĩa thực, sóng còn là hình ảnh của người con gái đang say đắm trong tình yêu. Mượn hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dạt dào khát vọng.

Câu 3: Giữa sóngem trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào? Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó

  • Sóng và em luôn song hành cùng nhau, tuy hai nhưng lại là một. Cả hai đều có chung những cảm xúc: dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Sóng vỗ bờ vốn là quy luật của tự nhiên nhưng dưới cái nhìn của người con gái đang khao khát tình yêu, những con sóng ấy trở thành những con sóng lòng của chính tác giả.
  • Kết cấu bài thơ rất chặt chẽ. Ở mỗi khổ thơ đều diễn tả sóng và cảm xúc của nhà thơ. Đó là kết cấu sóng đôi dựa trên sự tương đồng giữa người phụ nữ đang yêu và những con sóng.
  • Sự tương đồng giữa người phụ nữ đang yêu và những con sóng: con sóng và trái tim Xuân Quỳnh đã hòa vào làm một. Cả hai đều có sự thủy chung, có nỗi nhớ cồn cào và có khao khát được vỗ về bên bến yêu thương.

Câu 4: Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh (chị), tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì?

Tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ có đặc điểm:

  • Chân thành, tha thiết, nồng nàn và mãnh liệt trong tình yêu.
  • Tình yêu của người phụ nữ có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau: khát vọng, nhớ nhung, chung thủy…
  • Tình yêu của người phụ nữ rất đời thường với mong ước rất giản đơn nhưng nó không hề tầm thường mà hết sức cao cả, thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha của người phụ nữ.
>> Xem thêm:  Viết về tác phẩm Nhật ký trong tù, sách giáo khoa Văn 12 khẳng định: "Có thể xem Nhật ký trong tù... Chủ tịch Hồ Chí Minh". Anh (chị) hãy trình bày cảm nhận của mình về bức chân dung "con người tinh thần” của Bác qua tập thơ tù.

II. Luyện tập

Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó

         “ …Biển ồn ào, em lại dịu êm

           Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

          Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

               Biển một bên và em một bên…”

                          ( “Thơ tình người lính biển” – Trần Đăng Khoa)

                  “…Những ngày không gặp nhau

                  Biển bạc đầu thương nhớ

                  Những ngày không gặp nhau

                  Lòng thuyền đau rạn vỡ

                  Nếu từ giã biển rồi

                  Thuyền chỉ còn sóng gió…”

                               ( “ Thuyền và biển” – Xuân Quỳnh)

Bài viết liên quan